CÀI ĐẶT THÔNG SỐ MÁY THỞ. CƠ SỞ THỰC HÀNH.

ĐỂ SỬ DỤNG MÁY THỞ TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC MỘT CÁCH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ. KHÔNG GÌ HƠN HẾT NGƯỜI GÂY MÊ TỐI THIỂU CŨNG PHẢI NẮM KỸ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SAU ĐÂY.

PHẦN 1. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

1. CÂN NẶNG LÝ TƯỞNG. IDEAL BODY WEIGHT / IBW

Cùng chiều cao, cân nặng khác nhau nhưng thể tích phổi là như nhau. Vì vậy, áp dụng công thức tính cân nặng lý tưởng để thống nhất việc cài đặt thông số thở máy để an toàn cho phổi của người bệnh.

Công thức Bruck: Nhật Bản sử dụng

IBW = [Chiều cao(cm) – 100] × 0,9.

Công thức Broca:

IBW = Chiều cao(cm) – 100

Công thức của cơ quan bảo hiểm y tế Mỹ:

NAM: IBW = 50 + 0.91× [ Chiều cao(cm) – 152.4] kg

NỮ: IBW = 45.5 + 0.91× [ Chiều cao(cm) – 152.4] kg

2. THỂ TÍCH KHÍ THƯỜNG LƯU. VOLUME TIDAL / Vt

  • Là thể tích khí lưu thông trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường.
  • Biên độ dao động thể tích phổi trong hô hấp bình thường từ 400 – 500 ml.
  • Thông khí bảo vệ phổi: 6 – 8 ml/kg IBW.
  • Vt – khoảng chết giải phẫu = Thông khí phế nang.
  • Khoảng chết giải phẫu: 2 – 2.5 ml/kg IBW hoặc 150 ml.

3. THÔNG KHÍ PHÚT. VENTILATOR MINUTE / VE

VE cho biết trong một phút phổi thông khí được bao nhiêu lít? Thông khí phút quan trọng hơn thể tích khí thường lưu( VE quan trong hơn Vt).

VE phản ảnh lượng khí cung cấp cho cơ thể ở nhiệt độ bình thường trong một phút.

Để đảm bảo VE, chúng ta có thể thay đổi Vt hoặc tần số thở f:

Hoặc tăng Vt / giảm f. Hoặc giảm Vt / tăng f. Nhưng Vt không được giảm nhiều do trên đường thở còn có khoảng chết.

Ví dụ: Bệnh nhân cần Vt = 300ml. Tần số thở f = 14l/p. VE = 300 × 14 = 4.200ml/p.

Trường hợp giảm Vt xuống bằng 200 ml thì để đảm bảo VE chúng ta cần tăng f lên 21l/p. VE = 200 × 21 = 4.200ml/p

Ở trường hợp này, thực thế bệnh nhân chỉ còn 50ml để sử dụng. Vì khoảng chết trung bình trên đường thở là 150 ml. Như vậy bệnh nhân sẽ thiếu oxy. Do đó, không nên giảm Vt nhiều.

Sử dụng diện tích da cơ thể( BSA: BODY SURFACE OF EREA) để tính toán.

BSA = [(Cân nặng * Chiều cao):3600]½

  •  NAM: VE = BSA * 4.0.
  • NỮ: VE = BSA * 3.5

Để tính đủ VE:

  • Vt (thực) × f(thực).
  • Tuy nhiên, khó chính xác do sự thay đổi biến thiên của nhịp thở và hô hấp theo thời điểm. Vì vậy, ta ước lượng:
  • Người lớn: VE = 100ml/kg IBW
  • Trẻ em: VE = 200 ml/kg IBW
  • 5 – 8 l/phút

4. LƯU LƯỢNG KHÍ MỚI. FRESH AIR.

5. ÁP LỰC BÌNH NGUYÊN

6. ÁP LỰC DƯƠNG CUỐI KỲ THỞ RA. PEEP

7. THỜI GIAN HÍT VÀO THỞ RA. I:E Ratio

I:E trong thông khí nhân tạo thường được cài là 1:2, tương tự như trong thông khí tự nhiên.

I:E có thể được giảm (nghĩa là tăng thời gian hít vào) để cải thiện sự thông khí ở các vùng phổi được làm căng chậm hơn (như các vùng phổi bị xẹp) hoặc làm giảm áp lực đỉnh trong thông khí kiểm soát thể tích, thường đặt I:E ratio là 1:1.

8. KHOẢNG CHẾT.

Trên đường thở luôn tồn tại một thể tích khí không tham gia vào quá trình trao đổi khí. Quá trình trao đổi khí chỉ xảy ra tại phế nang. Khoảng chết tức là phần khí lấp đầy đường dẫn khí.

Có ba loại khoảng chết:

  • Khoảng chết phế nang: là thể tích khí hiện diện trong phế nang nhưng không tham gia vào quá trình trao đổi khí.
  • Khoảng chết giải phẫu: là thể tích khí chứa trong miệng, mũi, hầu, khí quản và các nhánh phế quản lớn.
  • Khoảng chết sinh lý

Khoảng chết đường thở được tính: 2 – 2.5 ml/kg IBW.

Khoảng chết đường thở ở người lớn và trẻ em là bằng nhau.

Trung bình khoảng chết đường thở được tính là 150ml.

Vt thực – khoảng chết giải phẫu = thể tích thông khí phế nang: lượng khí tham gia trao đổi khí ở phế nang.

9. KHÁNG LỰC ĐƯỜNG THỞ

10. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THÔNG KHÍ.

PHẦN 2. CÁC THÔNG SỐ TRÊN MÁY THỞ

A. CÁC THÔNG SỐ TRÊN CHẾ ĐỘ THỞ THỂ TÍCH

B. CÁC THÔNG SỐ TRÊN CHẾ ĐỘ THỞ ÁP LỰC.

PHẦN 3. CƠ SỞ THỰC HÀNH

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Bệnh nhân A:

Cao 1m70.

Cân nặng: 48kg

Nhập viện với chẩn đoán Gãy thân xương đùi. Phương pháp phẫu thuật: Cố định xương đùi bằng đinh nội tủy. Phương pháp vô cảm: Mê toàn thân qua ống nội khí quản.

Một năm sau bệnh nhân nhập viện để lấy bỏ đinh khỏi xương đùi.

Tổng trạng hiện tại của bệnh nhân: ASA I. Chiều ao 1m70. Cân nặng 95kg.

Bệnh nhân không có chống chỉ định gây tê tuỷ sống nhưng nếu gây tê thất bại hoặc bệnh nhân yêu cầu được gây mê để phẫu thuật vì tâm lý sợ thức khi mổ thì bạn hãy lập kế hoạch gây mê cho trường hợp này như thế nào?

 

 

error: Content is protected !!