CÀI ĐẶT MỘT TRƯỜNG HỢP THỞ MÁY CƠ BẢN TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC.

CÁCH CÀI ĐẶT THÔNG SỐ THỞ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN LÀ NGƯỜI LỚN, BÌNH THƯỜNG CÓ ASA I.

Ví dụ 1:

BỆNH NHÂN NAM: 

Chiều cao: 1m70

Cân nặng: 70kg

CÁC BƯỚC:

  1. Tính Diện tích da cơ thể: BSA = 1.8
  2. Tính k = BSA × 4.0 = 1.8 × 4.0 = 7.2
  3. Tính Vt = k × cân nặng =  7.2 × 70 = 504ml
  4. Đếm nhịp thở của bệnh nhân tròn một phút.

CÀI ĐẶT TRÊN MÁY THỞ:

A. THỞ THỂ TÍCH

  1. Thể tích khí thường lưu: Vt = 504 ml
  2. Tần số thở: f = nhịp thở của bệnh nhân hoặc từ 12 -14 lần/phút.
  3. Thời gian hít vào thở ra: I : E = 1 : 2 (giây)
  4. PEEP: 3 hoặc 5 cmH2O.
  5. Oxy: 2 l/p

B. THỞ ÁP LỰC

Để áp dụng mode thở áp lực cho bệnh nhân, cần cho bệnh nhân thở thể tích trước để:

  • Xác định áp lực đường thở ứng với Vt
  • Xác định thể tích Ve đạt được.

Sau khi có hai thông số này thì bê qua chế độ thở áp lực cài đặt:

Chuyển sang chế độ thở áp lực:

  • Cài áp lực đường thở từ chế độ thở thể tích và xác định thể tích đạt được so với thể tích đạt được.

Ưu điểm của chế độ thở áp lực so với chế độ thở thể tích là dễ cài đặt và dạng sóng đường thở sinh lý với thở tự nhiên hơn.

Hoặc bắt đầu cài áp lực là 20 cmH2O, xác định thể tích đạt được. Áp lực thấp nhất là 8 – 10 cmH2O. 

⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄⁄

Ví dụ 2:

BỆNH NHÂN NỮ: 

Chiều cao: 1m60

Cân nặng: 60kg

CÁC BƯỚC:

  1. Tính Diện tích da cơ thể: BSA = 1.6
  2. Tính k = BSA × 3.5 = 1.6 × 3.5 = 5.6
  3. Tính Vt = k × cân nặng =  5.6 × 60 = 336ml
  4. Đếm nhịp thở của bệnh nhân tròn một phút.

CÀI ĐẶT TRÊN MÁY THỞ:

  1. Thể tích khí thường lưu: Vt = 336 ml
  2. Tần số thở: f = nhịp thở của bệnh nhân hoặc từ 12 -14 lần/phút.
  3. Thời gian hít vào thở ra: I : E = 1 : 2 (giây)
  4. PEEP: 3 hoặc 5 cmH2O.
  5. Oxy: 2 l/p

Với chế độ thở áp lực thì áp dụng tương tự ở trên.

NHỮNG LƯU Ý:

  • THÔNG KHÍ TRONG THỞ MÁY CẦN ĐẢM BẢO SINH LÝ HÔ HẤP BÌNH THƯỜNG CỦA HỌ. VÀ LƯU Ý ĐỂ BẢO VỆ PHỔI.
  • NHU CẦU OXY PHỤ THUỘC VÀO CHUYỂN HÓA CƠ BẢN CỦA NGƯỜI BỆNH, DO ĐÓ KHÔNG CÓ MỘT CÀI ĐẶT NÀO LÀ TỐI ƯU.
  • KHI CẦN THIẾT( thông qua EtCO2) CẦN CỘNG HOẶC TRỪ THỂ TÍCH KHOẢNG CHẾT TRÊN ĐƯỜNG THỞ VÀO GIÁ TRỊ Vt CHO NGƯỜI BỆNH NHẰM ĐẢM BẢO V.E ĐỦ NHU CẦU ( MINUTE VENTILATION: THÔNG KHÍ PHÚT / TỨC SỐ ML KHÍ NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG TRONG MỘT PHÚT).
  • V.E = f(thực) × Vt(thực).

V.E(người lớn):

ƯỚC LƯỢNG:

  • 100ml/kg.
  • (Trẻ em: 200ml/kg).

KHOẢNG CHẾT TRONG THỞ MÁY:

  • KHOẢNG CHẾT ĐƯỢC TÍNH KHOẢNG 150ml.
  • HOẶC 2 – 2,5 ml/kg.
  • NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM BẰNG NHAU.
  • Vt – (khoảng chết) = THÔNG KHÍ PHẾ NANG.

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

error: Content is protected !!