CHẾ ĐỘ THỞ THỂ TÍCH: CMV

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CẦN BIẾT ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CÀI ĐẶT MÁY THỞ TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC CÓ THỞ MÁY.

Chế độ thở thể tích CMV / Controlled Mechanical Ventilation.
Chế độ thở thể tích CMV / Controlled Mechanical Ventilation.

CHẾ ĐỘ THỞ THỂ TÍCH: CMV / Controlled Mechanical Ventilation.

Đặt điểm:

  • Thể tích khí thường lưu Vt: cố định.
  • Áp lực đường thở: thay đổi.
  • PEEP(Áp lực dương cuối kỳ thở ra): cố định.
  • Báo động cần theo đõi: Áp lực đỉnh, áp lực bình nguyên, áp lực trung bình.
  • Dạng sóng đường thở: vuông, hằng định: Dạng sóng thơ thể tích

Thở thể tích là chế độ thở kiểm soát thể tích. Ta sẽ thiết lập một thể tích sẳn để máy gây mê bơm vào phổi của người bệnh thể tích đó.

Lý tưởng nhất trong thở thể tích là thể tích thở vào(Vti) bằng thể tích thở ra(Vte). Do đó, Vte quan trọng và được chú ý theo dõi trong suốt quá trình thở máy gây mê.

Trong thở thể tích Vt được thiết lập: 6 – 8 ml/kg IBW( Ideal Body Weight: Cân nặng lý tưởng). Vt này còn gọi là Vt bảo về phổi.

Ví dụ: Bệnh nhân A. Cân nặng 70 kg. Chiều cao: 1m70.

  • Vt = 70 × 6 = 420 ml. ( Hoặc 70 × 7 = 790 ml hoặc 70 × 8 = 560 ml)
  • Vt là thể tích khí( là 420 ml hoặc 490 ml hoặc 560 ml) được máy gây mê bơm vào phổi trong một nhịp hít vào.

Nếu cài đặt tần số thở 14 l/phút:

  • Thể tích bệnh nhân nhận được từ máy gây mê bơm vào người bệnh là: 420ml × 14l/p = 5.880 l/ phút hoặc 560ml × 14l/p = 7840l/p.

Tuy nhiên, thông khí phút VE ( Ventilation E / thể tích sử dụng trong một phút) được quan tâm nhiều hơn. Tức là thể tích khí bạn hoặc bệnh nhân lấy đi của môi trường hoặc từ máy gây mê một lượng để duy trì sự sống.

  • Người lớn trưởng thành VE ước lượng: 100ml/kg.
  • Theo ví dụ trên: Bệnh nhân 70kg × 100 ml = 7000ml/phút.

Như vậy: VE < Vt. ===> Có thể sẽ xảy ra tình trạng thông khí quá mức dẫn đến kiềm hô hấp, nguy hiểm.

Cần phối hợp cả Vt và VE để có được một thông số tương đối ổn cho người bệnh thở máy(vui lòng xem video đầu bài viết để xem cách phối hợp hai thông số trên).

NHỮNG LƯU Ý:

  • Lựa chọn Vt hay VE cần dựa vào thực tế lâm sàng. Nhu cầu sử dụng oxy của từng người bệnh là khác nhau và phụ thuộc chuyển hóa cơ bản của mỗi người.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch hoặc đo nồng độ CO2 cuối kỳ thở (EtCO2) ra vẫn là tiêu chí để tối ưu lựa chọn phương thức thông khí.
  • Vt có thể được lựa chọn từ: 6 – 15 ml/kg. Nhưng trong thông khí bảo vệ phổi trên bệnh nhân người lớn bình thường có ASA I thì cần sử dụng Vt thấp từ 6 – 8 ml/kg (cân nặng lý tưởng_IBW) để tránh áp lực bơm lớn gây tổn thương phổi do áp lực từ thở máy.
  • Trên bệnh nhân có tổn thương phổi thì cần cài PEEP để bảo vệ phổi.

CẦN GHI NHỚ:

Dù ở chế độ thở nào, thông khí nhân tạo bản chất là không sinh lý vì nó là áp lực dương.

Nó gây ra:

  • Những xáo trộn về huyết động: Giảm cung lượng tim, giảm lượng máu đến gan, thận,…
  • Tổn thương phổi: Viêm phổi, viêm phổi do thở máy, chấn thương phổi do áp lực hoặc thể tích.
  • Viêm toàn thân = chấn thương sinh học(kiềm hô hấp).
  • Rối loạn thông khí(xẹp phổi), dẫn đến giảm oxy máu(mất cân bằng V/Q)
  • Tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện.

Vì vậy:

  • Cần ngưng thở máy sớm nhất có thể
  • Duy trì thông khí tự phát và phản xạ ho của người bệnh.
  • Không sử dụng an thần kéo dài.

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

error: Content is protected !!