THÔNG KHÍ CƠ HỌC.

  • GIỚI THIỆU:

Thông khí nhân tạo (hay thông khí cơ học) nhằm sổ sung hoặc thay thế cho một thông khí không hiệu quả hoặc không có thông khí ở bệnh nhân.

Có hai phương thức thông khí:

  • Thông khí xâm lấm: sau khi đặt nội khí quản.

– Trong bệnh cảnh của một tổn thương cấp tính hoặc mãn tính mất bù(suy hô hấp cấp, tình trạng sốc, chấn thương sọ não nặng, hôn mê,…) → thông khí kéo dài, liên tục ở hồi sức.

Khi làm một thủ thuật y khoa cần phải có sự kiểm soát về thông khí(can thiệp ngoại khoa dưới gây mê toàn thân) → thông khí liên tục, ngắn hạn ở phòng mổ.

  • Thông khí không xâm lấn, không có đặt nội khí quản.

Suy hô hấp mãn giai đoạn cuối → thông khí ngắt quãng, thường là buổi tối, ở nhà.

– Nối tiếp với thông khí xâm lấn, hoặc để tránh thông khí xâm lấn(mất bù của bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính) →thông khí ngắt quãng, ở hồi sức hoặc khoa hô hấp.

CÁC CHẾ ĐỘ THỞ

Hai chế độ thông khí chính:

– Hoặc bệnh nhân không thở được → chế độ kiểm soát.

Đảm nhiệm hoàn toàn công cho việc thông khí. Không tính đến các gắng sức hít vào của bệnh nhân. Vậy cần cho an thần, thậm chí thuốc giãn cơ để có sự thích nghi hoàn toàn.

Kiểm soát thể tích:

  • Cài đặt thể tích khí thường lưu Vt = 6-8ml/kg IBW( Idea Body Weight: Cân nặng lý tưởng) / xem thêm tại đây.

Kiểm soát áp lực:

  • Cài đặt Áp lực bơm vào (Pins) cần thiết để đạt Vt = 6-8ml/kg và mới với điều liện áp lực trung bình < 30 cmH2O.

– Hoặc bệnh nhân tự thở → chế độ hỗ trợ.

Đảm nhiệm một phần công hô hấp. Tôn trọng thông khí tự nhiên, nhưng làm giảm công hô hấp cho bệnh nhân. Thích nghi với máy thở tốt hơn, ít cần an thần hơn.

Hỗ trợ về thể tích: Vt cài đặt sẳn = 6-8 ml/kg IBW. Áp lực trung bình < 30 cmH2O

Hỗ trợ về áp lực: Pins cần thiết để đạt Vt = 6-8ml/kg IBW. (Thường khởi đầu là 20 cmH2O). Mức tối thiểu từ 8 – 10 cmH2O(bù trừ kháng lực liên quan đến các đường ống của máy thở).

CHẾ ĐỘ HỖN HỢP: HỖ TRỢ VÀ KIỂM SOÁT

CHẾ ĐỘ ĐẶT BIỆT CÓ CÀI ĐẶT THỜI GIAN VỀ ÁP LỰC: APRV(AIRWAY PRESSURE RELEASE VENTILATION): thông khí tự nhiên với áp lực dương liên tục trong các đường hô hấp trên và giai đoạn ngắn không có áp lực.

Cài đặt: 

  • Thời gian áp lực cao: 5-6 giây ở mức áp lực cao.
  • Thời gian áp lực ngắn: 2-1 giây ở mức áp lực thấp

Không có một chế độ thở nào là tối ưu cho tất cả. Tất cả các chế độ thở đều có thể sử dụng được, tùy theo bệnh nhân, tùy theo bệnh lý và thói quen của bác sĩ lâm sàng.

Dù là chế độ thở nào thì mục tiêu của thông khí phải đạt được:

  • Độ bão hòa oxy > 90%. PO2 > 60 mmHg
  • Thể tích khí thường lưu: 6-8 ml/kg IBW  
  • Áp lực trung bình trong đường thở < 30 cmH2O

 

CẦN GHI NHỚ:

Dù ở chế độ thở nào, thông khí nhân tạo bản chất là không sinh lý vì nó là áp lực dương.

Nó gây ra:

  • Những xáo trộn về huyết động: Giảm cung lượng tim, giảm lượng máu đến gan, thận,…
  • Tổn thương phổi: Viêm phổi, viêm phổi do thở máy, chấn thương phổi do áp lực hoặc thể tích.
  • Viêm toàn thân = chấn thương sinh học.
  • Rối loạn thông khí(xẹp phổi), dẫn đến giảm oxy máu(mất cân bằng V/Q)
  • Tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện.

Vì vậy:

  • Cần ngưng thở máy sớm nhất có thể
  • Duy trì thông khí tự phát và phản xạ ho của người bệnh. Không sử dụng an thần kéo dài.
error: Content is protected !!