HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH KHÔNG XÂM LẤN.

CÁC CHỈ SỐ SINH HIỆU CƠ BẢN
CÁC CHỈ SỐ SINH HIỆU CƠ BẢN

NIBP / NON-INVADE BLOOD PRESSURE: HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH KHÔNG XÂM LẤN

Theo dõi huyết áp là một trong những công việc chủ chốt của người làm công tác gây mê hồi sức. Kỹ năng thông thạo các chỉ số sinh tồn cơ bản cùng các yếu tố liên quan và có ảnh hưởng đến huyết áp bên cạnh với việc khai thác tiền căn tiền sử của ngươi bệnh kỹ càng là một yếu tố không thể bỏ qua trong thực hành lâm sàng gây mê hồi sức.

Một yếu tố quan trọng trong thực hành lâm sàng là xử lý nguyên nhân chứ không xử lý triệu chứng phải luôn được ghi nhớ. Xử lý triệu chứng cần theo thực tế lâm sàng.

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.

ĐỊNH NGHĨA HUYẾT ÁP

Huyết áp là áp lực của máu đẩy vào thành động mạch trong quá trình tim co bóp và sức cản của thành mạch trên một đơn vị diện tích. 

Chỉ số Huyết áp

Từ định nghĩa chúng ta thấy. Khi đo huyết áp ở các vị trí khác nhau sẽ cho những giá trị khác nhau.

Mỗi lần tim đập, nó sẽ bơm máu vào động mạch, dẫn đến huyết áp cao nhất khi tim co bóp. Khi tim giãn ra, huyết áp sẽ giảm.

Hai con số được ghi lại khi đo huyết áp:

  • Con số phía trước lớn hơn hay huyết áp tâm thu, đề cập đến áp suất bên trong động mạch khi tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể.
Chỉ số huyết áp tâm thu
Chỉ số huyết áp tâm thu
  • Con số phía sau thấp hơn hay huyết áp tâm trương, đề cập đến áp suất bên trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ ngơi và đang chứa đầy máu.
Chỉ số huyết áp tâm trương
Chỉ số huyết áp tâm trương

Đơn vị đo của huyết áp là mmHg(mili mét thủy ngân).

Đơn vị đo huyết áp
Đơn vị đo huyết áp

Cao huyết áp hoặc tăng huyết áp, trực tiếp làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ. Với huyết áp cao, các động mạch có thể bị tăng sức cản trở lại dòng chảy của máu, khiến tim phải bơm nhiều hơn để lưu thông máu.

Huyết áp được phân loại là huyết áp bình thường, tăng cao, giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2:

  • Huyết áp bình thường là tâm thu dưới 120 và tâm trương dưới 80 (120/80)
  • Cao huyết áp là tâm thu từ 120-129 và tâm trương dưới 80.
  • Cao huyết áp giai đoạn 1 là huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 hoặc tâm trương từ 80 đến 89.
  • Cao huyết áp giai đoạn 2 là khi tâm thu từ 140 trở lên hoặc tâm trương từ 90 trở lên.

 

Trong thực hành gây mê hồi sức, huyết áp bệnh nhân đang trong giai đoạn phẫu thuật dao động thường xuyên theo nhiều giai đoạn khác nhau. Việc theo dõi liên tục để giữ huyết động ở mức sinh lý bình thường là quan trọng nhất nhằm đảm bảo mô được tưới máu đầy đủ.

Trong những điều kiện có thể, hãy khai thác tối đa được tiền sử của người bệnh để việc theo dõi cũng như sử dụng thuốc mê phù hợp trong suốt quá trình gây mê cho người bệnh. Mục đích duy nhất không gì hơn là lợi ích cho chính người bệnh và chất lượng điều trị. 

Việc khai thác bệnh sử của người bệnh thông qua thăm khám tiền mê là một quy trình bắt buộc phải tuân thủ. Nhưng đôi khi bệnh nhân đi phẫu thuật thì quy trình này phải là một sự tuân thủ có giám sát chứ không đơn giản là chỉ dừng lại ở sự tuân thủ đơn thuần của ekip phẫu thuật. 

B. CÁCH THIẾT LẬP ĐO HUYẾT ÁP TRONG GÂY MÊ

Phẫu thuật là hành động xâm lấn vào cơ thể người bệnh. Tác động đến xúc giác của họ. Dù được vô cảm nhưng người bệnh cũng còn biết đau và đau thể hiện qua các dấu hiệu sinh tồn khi người bệnh không được vô cảm đầy đủ.

Màn hình cài đặt chu kỳ đo NIBP
Màn hình cài đặt chu kỳ đo NIBP

Theo dõi sát sinh hiệu là việc cần thiết để điều chỉnh thuốc mê phù hợp. 

Trong suốt quá trình phẫu thuật, có nhiều giai đoạn tác động trực triếp đến huyết động. Do vậy, huyết áp được đo liên tục khoảng hai đến ba phút một lần nhầm tránh sự giảm hay tăng huyết áp ngoài mức sinh lý sẽ ảnh hưởng đến chức năng sống của người bệnh.

THIẾT LẬP CHU KỲ ĐO HUYẾT ÁP
THIẾT LẬP CHU KỲ ĐO HUYẾT ÁP NIBP

Ví dụ: Với thiết lập chu kỳ hai phút rưỡi đo NIBP một lần. 8h00 bạn bấm đo NIBP. Thì theo chu kỳ đến 8h02p30s máy sẽ thực hiện lại phép đo. Đến 8h05p máy tiếp tục đo lần nữa, vân vân…

Ở những bệnh nhân người lớn khỏe mạnh, không có bệnh lý kèm theo hoặc có nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bệnh lý phẫu thuật như bênh nhân có ASA I, ASA II thì với việc đo huyết áp không xâm lấn để theo dõi trong suốt quá trình phẫu thuật là chỉ định thường quy.

Chỉ số huyết áp không xâm lấn
Chỉ số huyết áp động mạch không xâm lấn

Nhưng những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ đi phẫu thuật như có ASA III, IV thì cần thiết phải sử dụng huyết áp động mạch xâm lấn như là công việc bắt buộc để đảm bảo mức độ an toàn tối đa trong việc theo dõi liên tục và xuyên suốt cuộc phẫu thuật.

Ngày nay bên cạnh sử dụng huyết áp động mạch xâm lấn để theo dõi huyết áp liên tục ở những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng nề như suy tim, cao huyết áp, phẫu thuật mổ bướu tủy tuyến thượng thận, bệnh nhân sốc đa chấn thương, sốc nhiễm trùng nhiễm độc,… thì với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều công cụ theo dõi huyết động liên tục ở những giai đoạn đặc biệt trong phẫu thuật mà chưa cần đến huyết áp xâm lấn.

Kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong y khoa ưu tiên không hoặc xâm lấn tối thiểu trên người bệnh.

CHỈ SỐ PWTT
CHỈ SỐ PWTT

Trong đó có thể kể đến chỉ số:(bấm vào bài viết đọc bài đầy đủ)

Màn hình cài đặt chu kỳ đo NIBP
Màn hình cài đặt chu kỳ đo NIBP

Với mục đích theo dõi sát huyết áp bệnh nhân một cách liên tục trong suốt cuộc phẫu thuật thì người gây mê cần thiết lập chu kỳ đo tự động cho máy monitor để nó tự lập lại chu kỳ đo ghi nhận chỉ số huyết áp một cách đều đặn để từ đó giúp cho người gây mê theo dõi đánh giá được đầy đủ sinh hiệu của người bệnh ở mức an toàn nhất.

CÁCH THIẾT LẬP ĐO NIBP TRÊN MONITOR BSM-4101 / NIHON KOHDEN VÀ NHỮNG LƯU Ý

BẢNG ĐẶT CHU KỲ ĐO NIBP
BẢNG ĐẶT CHU KỲ ĐO NIBP

Khi mở monitor lên thì chức năng đo huyết áp luôn ở chế độ mặc định là “MANUAL” / ở chức năng này khi nào cần đo thì bấm nút Start máy mới thực hiện phép đo NIBP. Vì nhu cầu theo dõi huyết áp thường xuyên trong khi phẫu thuật và tránh làm tổn thường mạch máu, thần kinh nơi đặt bao đo huyết áp không xâm lấn. Tùy loại phẫu thuật và tùy theo thể trạng người bệnh mà người gây mê chọn thời gian đo phù hợp để thiết lập chu kỳ đo huyết áp được thường xuyên để đảm bảo cho kế hoạch theo dõi bệnh mổ và an toàn cho người bệnh. 

Đo liên tục(STAT) sẽ tổn thương mạch máu hay thần kinh  đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường, xơ vữa mạch máu,… Chế độ này không khuyên dùng.

Hai phút rưỡi là khoảng thời gian thường được chọn để NIBP thực hiện phép đo và xác nhận huyết áp. Vì khi phát hiện huyết áp giảm, chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân gây giảm để xử lý vấn đề kịp thời. Nếu huyết áp tâm thu(systolic blood pressure / SYS) giảm dưới 70mmHg kéo dài trên ba phút sẽ ảnh hưởng đến tưới máu não và thận.

THIẾT LẬP CHU KỲ ĐO HUYẾT ÁP
THIẾT LẬP CHU KỲ 2.5P ĐO HUYẾT ÁP NIBP

Ở những trường hợp huyết động bệnh nhân ổn định và phẫu thuật không xâm lấn nhiều, để ít ảnh hưởng đến người bệnh thì người gây mê có thể cài đặt thời gian đo NIBP dài hơn và khi đó chúng ta nên bật chức năng phát hiện huyết áp thay đổi đột ngột PWTT( Pulse Wave Transit Time) để cho việc theo dõi huyết áp NIBP được hoàn chỉnh và an toàn hơn.

Trong quá trình thiết lập thời gian đo NIBP cần lưu ý:

  • Vị trí đo thuận tiện cho người gây mê và tránh xa vùng mổ.
  • Khi quấn bao đo cần đảm bảo có thể lòng hai ngón tay( ngón trỏ và ngón giữa) của mình vào được bao đo sau khi quấn vào bệnh nhân.
  • Quấn bao đo NIBP đối bên với tay lập đường truyền tĩnh mạch, tay có làm cầu nối động tĩnh mạch chạy thận nhân tạo.
  • Khi bệnh nhân nằm nghiêng (trong một số phẫu thuật như mổ sỏi thận) cần gắn bao đo ở cũng phía bên mổ và cộng thêm khoảng cách chiều cao vào huyết áp, do vị trí tay trên bao giờ cũng cao hơn mực tim theo công thức 1cm = 0,77mmHg.
  • Từ chế độ MANUAL chỉnh sang chế độ đo hai phút rưỡi cần đảm bảo rằng đèn chỉ thị ở chỉ số hai phút rưỡi sáng lên bằng cách sau khi chọn thời gian hai phút rưỡi thì bấm Start để máy lưu thông tin chu kỳ đo khi đó máy mới đo theo chu kỳ đã chọn(2,5minutes).
Thiết lập chu kỳ đo NIBP 2,5p
Thiết lập chu kỳ đo NIBP 2,5p nhưng đèn “PERIOD2.5 MIN” chưa sáng.

Khi đèn “PERIOD2.5 MIN” chưa sáng như màu của chỉ số huyết áp thì đồng nghĩa monitor vẫn chưa lưu thông tin đo hai phút rưỡi mà sẽ vẫn đo theo chế độ đo trước đó(MANUAL).

Cần bấm Start để “PERIOD2.5 MIN” sáng lên thì mới xong thiết lập:

Và đèn “PERIOD2.5 MIN” đã sáng:

Thiết lập thời gian cho NIBP
Thiết lập thời gian cho NIBP

Kết thúc thiết lập.

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

 

 

error: Content is protected !!