HÓA GIẢI THUỐC GIÃN CƠ VỚI NEOSTIGMINE_CƠ CHẾ.

VIDEO GIẢI THÍCH CƠ CHẾ DÙNG THUỐC NEOSTIGMIN TRONG GMHS:

Hóa giải giãn cơ / Neostigmine + Atropin
Hóa giải giãn cơ / Neostigmine + Atropin

1.CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Neostigmine là chất ức chế enzyme Acetylcholinesterase(AchE) dẫn đến giảm sự thủy phân Acetylcholine. Bằng cách giảm sự thủy phân Acetylcholine, Neostigmine làm tăng Acetylcholine trong khe tiếp hợp. Khi đó, Acetylcholine sẽ cạnh tranh với các chất ngăn chặn thần kinh cơ không khử cực và giúp hồi phục dẫn truyền thần kinh cơ. (Xem video giải thích cơ chế tại đây.)

2. DƯỢC ĐỘNG HỌC.

A. SỰ HẤP THU:

Thời gian khởi phát(onset): 1-20 phút IV; 20 – 30 phút IM.

Thời gian tác dụng(duration): 1 – 2 giờ IV; 2,5 – 4 giờ IM.

B. CHUYỂN HÓA

Chuyển hóa tại Gan.

C. THẢI TRỪ

Thời gian bán thải(T½): 47-60 phút IV

Bài xuất: 50% qua nước tiểu.

3. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Ống:

  • 0,25 mg/ml
  • 0,5 mg/ml

Phục hồi dẫn truyền thần kinh cơ sau phong bế cua thuốc giãn cơ không khử cực:

  • 0,03-0,07 mg/kg IV thường sẽ đạt được tỷ lệ kích thích chuỗi 4 TOP là 90% trong vòng 10-20 phút sau khi dùng.

Không được dùng quá 0,07 mg/kg hoặc tổng cộng 5 mg. 

Tiêm tĩnh mạch chậm trong một phút.

Chọn liều dựa trên mức độ hồi phục thần kinh cơ

Dùng kết hợp với kháng cholinergisc IV( Atropin) trước hoặc đồng thời với Neostigmine để chống lại các dụng phó giao cảm. Nếu nhịp tim chậm có thể tiêm Atropin trước Neostigmine.

  • 0,03 mg/kg khi sử dụng thuốc giãn cơ có thời gian bán hủy ngắn như Rocuronium. Hoặc khi TOF = 2 (>10%)
  • 0,07 mg/kg khi sử dụng thuốc giãn cơ có thời gian bán hủy dài hơn như Vecuronium. Hoặc TOF< 10%. Hoặc cần phục hồi thần kinh-cơ nhanh hơn.

Lưu ý khi dùng:

Sử dụng TOF để kiểm tra sự hồi phục thần kinh cơ là điều cần thiết để điều chỉnh liều IV một cách an toàn và hiệu quả.

Bệnh nhân có nhịp thở lại ( TOF ít nhất 10%).

4. TÁC DỤNG PHỤ

Tần suất không được xác định.

  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng và phản vệ.
  • Thần kinh: Chóng mặt, co giật, mất ý thức, buồn ngủ, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, rồi loạn vận động và thay đổi thị giác.
  • Tim mạch: Rối loạn nhịp tim( bao gồm nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, block AV và nhịp nút).
  • Tăng tiết dịch ở miệng, hầu họng và phế quản, khó thở, ức chế hô hấp, ngừng hô hấp và co thắt phế quản.
  • Da liễu: Phát ban và mày đay
  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, đầy hơi, tăng nhu động ruột và tiết nước bọt
  • Cơ xương: Chuột rút và co thắt cơ, đau khớp.

Note:

Hóa giải thuốc giãn cơ giúp ngăn ngừa tồn dư thuốc giãn cơ sau phẫu thuật. Tai biến nặng nề nhất của tồn dư thuốc giãn cơ là suy hô hấp và suy giảm phản xạ bảo vệ đường thở. Hóa giải thuốc giãn cơ mới chỉ là bước một và bước hai quan trong hơn vì nếu không có bước hai thì việc hóa giải thuốc giãn cơ còn nguy hiểm hơn là không hóa giải nếu bệnh nhân không được chăm sóc kỹ. Bước hai là sử dụng máy đo độ giãn cơ sau khi hóa giải để biết chắc chắn rằng bệnh nhân không còn chị tác dụng của thuốc giãn cơ. Nhưng hạn chế hiện nay không phải cơ sở nào cũng được trang bị máy đo độ giãn cơ. Vì vậy, yếu tố con người sẽ đóng vai trò quan trọng. Theo dõi sát người bệnh và đánh giá lâm sàng đầy đủ trước khi chuyện bệnh nhân rời phòng hồi tỉnh.

Một trường hợp bệnh nhân nữ 54 tuổi, 50 kg. Phẫu thuật cắt cụt chân do nhiễm trùng. Bệnh nhân được sử dụng giãn cơ với atracrium 25mg liều duy nhất(0,25mg/kg). Phẫu thuật trong 45 phút. Bệnh nhân có dấu hiệu thở lại và được hóa giải bằng Atropin 0,75mg + Neostigmine 0,03mcg/kg(liều thường quy). Tuy nhiên sau hai giờ hóa giả thuốc giãn cơ, bệnh nhân có TOF = 0. Nghĩa là việc hóa giải không có giá trị.

VIDEO HOÁ GIẢI THUỐC GIÃN CƠ BẲNG NEOSTIGMIN:

https://www.youtube.com/watch?v=ei32pBwfI-U

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

  1. Dược điển Việt Nam 2018.

      2. Link tham khảo: https://reference.medscape.com/drug/prostigmin-bloxiverz-neostigine-343064#4

error: Content is protected !!