Bài viết được thực hiện trên Monitor Lifescope Nihon Kohden BSM-3763 / Nhật Bản.
Perfusion Index / PI _ Chỉ số tưới máu ngoại vi. Là một chỉ số phản ảnh trương lực mạch máu ngoại vi, mức độ cung cấp máu lên các cơ quan gián tiếp qua ngón tay hoặc ngón chân nơi gắn đầu dò sensor SpO2.
Chỉ số PI phản ánh mức độ cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Thiết bị không xâm lấn.
Perfusion Index là tỷ lệ giữa phần có xung và không xung tại đầu dò sensor SpO2:
AC: Cường độ sóng xung
DC: Cường độ sóng không tạo ra xung.
Giá trị bình thường của PI: 0,02% – 20%
- 0,02% cường độ xung yếu.
- 20% cường độ xung rất mạnh.
Chỉ số Perfusion Index sử dụng sensor SpO2 để hiển nhận thông tin, mã hóa và hiển thị giá trị trên màn hình monitor.
Để có chỉ số PI tin cậy cần thử đầu dò Sensor SpO2 trên mười ngón tay. Chọn ngón tay có chỉ số PI cao nhất để theo dõi.
Perfusion Index ứng dụng gì trong gây mê?
- Theo dõi thời gian tác dụng của thuốc gây mê( Onset + Duration)
- Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật.
- Dự đoán mức độ tụt huyết áp trong gây tê tuỷ sống.
- …
Bài viết này sẽ trình bày sơ lượt về kinh nghiệm lâm sàng theo dõi chỉ số Perfusion Index(PI) trong quá trình theo dõi bệnh nhân gây mê phẫu thuật.
A. ỨNG DỤNG CHỈ SỐ PERFUSION INDEX TRONG GÂY MÊ TOÀN THÂN
Hầu hết các thuốc gây mê đều gây giãn mạch và làm tụt huyết áp do giảm cung lượng tim. Và tác dụng giãn mạch phụ thuốc rất nhiều vào tốc độ chích thuốc trong lúc dẫn mê.
Để giảm tối đa tụt huyết áp, người gây mê cần tôn trọng liều thuốc, nồng độ thuốc và thời gian tác dụng của thuốc khi sử dụng.
Giảm liều trên những bệnh nhân có thể trạng kém, bệnh lý đi kèm, huyết động không ổn định. Nhận định bệnh nhân để sử dụng thuốc hợp lý là một kỹ năng lâm sàng khó đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực hành lâm sàng, vững sinh lý và sinh lý bệnh chuyên biệt.
Chỉ số Perfusion Index sẽ dựa vào sự đàn hồi của sức cơ và độ giãn của mạch máu để để đánh giá mức độ tưới máu mô. Theo dõi chỉ số PI là theo dõi mức độ đàn hồi của hệ này.
Khi bắt đầu sử dụng thuốc mê, mức độ mê của bệnh nhân sẽ tăng dần và đồng nghĩa chỉ số PI cũng sẽ tăng dần. Khi quan sát trên Monitor chỉ số PI sẽ là chỉ dấu để nhận định thuốc có tác dụng hoặc bắt đầu tác dụng theo mức độ tăng của nó.
Để đánh giá hiệu quả tác dụng của thuốc mê ở từng giai đoạn (khởi mê, trong quá trình phẫu thuật) thông qua chỉ số PI, cần nhận định chỉ số PI trước khi khởi mê. Nên ghi nhận lúc bệnh nhân thư giãn và thử trên mười ngón tay để chọn ngón tay có chỉ số PI cao nhất.
Theo dõi chỉ số PI để điều chỉnh tốc độ chích thuốc khi dẫn mê sẽ hạn chế được mức độ tụt huyết áp đáng kể.
Tác dụng giảm đau đủ và mức độ giãn cơ tốt sẽ làm cho chỉ số PI cao hơn phản ảnh bệnh nhân giãn cơ tốt.
Lưu ý: Khi chỉ số PI đang cao hơn bình thường, nếu thấy chỉ số PI giảm dần về chỉ số ban là tín hiệu báo bệnh nhân sắp tỉnh. Điều này rất hữu ích trong mê tĩnh mạch cần theo dõi thời gian cho bệnh tỉnh ở cuối giai đoan thủ thuật.
Ở một trường hợp khác khi chỉ số PI giảm thì cần xem lại thời gian tác dụng của các thuốc mê trong gây mê cân bằng tránh bệnh nhân không được vô cảm đủ khi đó dễ thức tỉnh trong phẫu thuật.
B. ỨNG DỤNG CHỈ SỐ PERFUSION INDEX TRONG GÂY MÊ TỦY SỐNG
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Gây mê Anh năm 2013. Nghiên cứu chỉ số PI trên 83 sản phụ đi mổ bắt con tại Trung tâm Y tế Chiba của Đại học Teikyo, Chiba, Nhật Bản. Được gây tê tuỷ sống. Xin trích ý chính của nghiên cứu:
83 sản phụ được chia làm hai nhóm(sản phụ béo phì loại khỏi nghiên cứu):
- Nhóm 1 có chỉ số PI > 3,5
- Nhóm 2 có chỉ số PI ≤ 3,5
Sử dụng Bupivacain 0,5 % 10 mg + Fentanyl 20 mcg.
Truyền 500ml dung dịch Heasteril 6% trước khi gây tê.
Kết quả của nghiên cứu:
- Nhóm 1, nhóm sản phụ có chỉ số PI > 3,5 sau khi tê tuỷ sống có huyết áp giảm đáng kể với độ nhạy 81% và độ dặc hiệu 86%. Và phải dùng Phenylephrine ∼ 200mcg để nâng huyết áp.
- Nhóm 2, nhóm sản phụ có chỉ số PI ≤ 3,5 thì huyết áp giảm không đáng kể.
Kết luận của nghiên cứu:
Chỉ số PI cao hơn có liên quan đến hạ huyết áp sâu và chỉ số PI ban đầu có thể dự đoán tỷ lệ hạ huyết áp do gây tê tủy sống trong khi sanh mổ.
Link: https://academic.oup.com/bja/article/111/2/235/254309
C. ỨNG DỤNG CHỈ SỐ PERFUSION INDEX THEO DÕI ĐAU VÀ GIẢM ĐAU SAU MỔ
Nghiên cứu đăng trên thời báo Y Khoa của Ả Rập Saudi năm 2018:
ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ TƯỚI MÁU SO VỚI THANG ĐIỂM ĐAU HÌNH ẢNH Ở GIAI ĐOẠN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT.
Một nghiên cứu quan sát, tiềm năng đã được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Gaziosmanpasa ở Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Đạo đức (17-KAEK-007) và đăng ký với Clinicaltrials.gov (Số tài trợ: NCT03151369). Nghiên cứu này được thực hiện ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Gaziosmanpasa ở Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ, từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
Mục đích nghiên cứu: Sử dụng chỉ số PI như là một công cụ để đánh giá đau sau phẫu thuật.
Nghiên cứu trên 89 người.
Chia làm hai nhóm:
- Nhóm 1: Có VAS > 3 Phân làm nhóm M1.
- Nhóm 2: Có VAS ≤ 3, Dùng Morphin 2mg phân làm nhóm M2.
Sau phẫu thuật:
Nhóm M1 có VAS > 3 sử dụng Morphin 2mg đường tĩnh mạch mỗi 20 phút cho đế khi VAS < 3.
Mối tương quan và sự khác biệt giữa giá trị điểm PI và VAS được đánh giá trước và sau khi dùng thuốc giảm đau.
Kết quả:
Những thay đổi đáng kể được tìm thấy trong cả giá trị PI và điểm VAS giữa các nhóm M1 và M2 (2,80 ± 0,77, 3,97 ± 0,94, p <0,001; 6,60 ± 1,20, 2,74 ± 0,46, p <0,001). Mặc dù không tìm thấy mối tương quan giữa các giá trị PI và điểm VAS của nhóm M1 và M2, tương quan âm yếu được phát hiện giữa sự khác biệt về giá trị PI và điểm VAS giữa các nhóm (r = -0,255, p = 0,016).
Kết luận:
Chỉ số tưới máu là một thông số có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật và đáp ứng với thuốc giảm đau
Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6201022/
D. CÁCH KÍCH HOẠT CHỈ SỐ PI / PERFUSION INDEX TRÊN MONITOR LIFE SCOPE BSM-3763 NIHON KOHDEN
Từ màn hình chính:
- Chạm vào Chỉ số SpO2
- Chọn Tab Numberic display
- PI → ON.