AN TOÀN TRONG PHÒNG MỔ.

1. ĐI ĐỨNG

Khu vực phòng mổ được giới hạn từ: Bán sạch → sạch → vô khuẩn tuyệt đối.

Bàn dụng cụ mổ
Bàn tiếp liệu dụng cụ phẫu thuật / vô khuẩn tuyệt đối.
Vùng mổ
Vùng mổ / Vô khuẩn tuyệt đối cần di chuyển cách xa bán kính một mét.

Vì vậy, khi đi lâm sàng phòng mổ cần phải tuân thủ để không làm ảnh hưởng đến vấn đề nhiễm khuẩn cho người bệnh.

Cấu tạo của phòng mổ hiện đại là lối đi hai chiều:

  • Một chiều là lối đi vào để đưa bệnh nhân vào khu vực phòng mổ.
  • Chiều còn lại sẽ di chuyển bệnh nhân rời phòng mổ sang phòng hồi sức sau khi kết thúc mổ.

Phòng mổ không có cấu tạo trên thì là phòng mổ chưa cải tạo.

Áp lực khu phòng mổ là áp lực dương (Giống như lúc bạn đi siêu thị, khi bạn bước tới cửa / cửa tự động mở ra sẽ có một luồng khí thổi từ trong ra). Với cách đó sẽ hạn chế không khí bụi mang vi khuẩn từ ngoài đi vào phòng mổ và ngược lại sẽ thổi khí tích tụ, nấm  móc,… từ trong phòng mổ đi ra.

Phòng mổ là nơi đặt nhiều trang thiết bị máy móc để phục vụ cho ca mổ. Vì vậy việc bố trí để thuận lợi khi di chuyển các thiết bị và đi lại là rất cần thiết. 

Khi di chuyển trong phòng mổ gần nơi phẫu thuật cần cách tối thiểu nữa mét và luôn luôn mặt hướng vào vùng vô khuẩn khi đi qua, kiểm soát vạt áo và những vật mang trên người tránh có khả năng gây va chạm.

Mổ là thao tác xâm lấn, cơ quan nội tạng của người bệnh được bộc lộ ra ngoài. Do đó, đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nguy hiểm cho người bệnh vì vậy hạn chế tối đa đi lại khi ở trong phòng mổ và vì bụi trong không khí sẽ di chuyển theo đường di chuyển của mình và bay vào phẫu trường, dụng cụ mổ. Nói chuyện và hắc sì cũng cần hướng ra xa.

Quần áo, tóc, khẩu trang cần gọn gàng nhất có thể. Tất cả cần phải kiểm soát. Làm việc trong phòng mổ mà tóc để dài ra khỏi nón là điều không thể chấp nhận.

Một ca mổ thành công không phải ca mổ kết thúc mà là sau mổ bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn xem như thất bại. 

Nhiệm vụ của bạn là hỏi nhân viên ở đó, các vị trí mà mình có thể đi lại để không gây ảnh hưởng đến quy định khoa phòng mình đến.

2. CHÁY NỔ

CÁI GÌ CŨNG CÓ THỂ XẢY RA. DỰ PHÒNG TỐT KHÔNG BAO GIỜ THỪA.

Như đã đề cập ở trên, phòng mổ có rất nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho ca mổ và theo dõi sinh hiệu người bệnh trong khi mổ. Tất cả đều sử dụng điện. Nguy cơ quá tải dòng điện và gây cháy nổ là rất lớn vì vậy luôn luôn chú ý đề phòng quá tải điện.

Máy cắt đốt phẫu thuật
Máy cắt đốt phẫu thuật ESU / electrosurgical unit
Mô hình cắt đốt trong phẫu thuật
Mô hình cắt đốt trong phẫu thuật

Oxy luôn có sẳn, dra( là khăn, vải trãi quanh phẫu trường) là vật liệu khô, tia lửa điện từ máy cắt đốt phẫu thuật,…các vật dụng trong phòng mổ đều ở trạng sẳn sàng cháy! Cho nên tất cả các vật dụng phải ở trong tầm mắt và trong tầm kiểm soát. Bất kể một tiếng báo động nào, một mùi lạ nào cũng phải được “truy vết” cho ra trong thời gian nhanh nhất có thể!

Cháy nổ trong phòng mổ
Cháy nổ trong phòng mổ / Từ máy cắt đốt phẫu thuật.

Khí mê là một dạng khí dễ cháy và chúng luôn tồn tại dưới nền nhà trong phòng mổ khi một ca mổ được gây mê có sử dụng nó và khi nó không được nối hệ thống khí thải ra ngoài phòng mổ.

 

Cháy nổ trong phòng mổ
Cháy nổ trong phòng mổ

Link bài viết: https://www.inverse.com/article/56309-cardiovascular-surgery-fire-in-the-hole

3. Ô NHIỄM

Ô nhiễm trong phòng mổ đến từ những thứ mà mũi bạn và cơ thể bạn cảm thấy khó chịu!

  • Đến từ thuốc gây mê: Nếu phòng mổ không có hệ thống dẫn khí thải từ máy gây mê ra ngoài môi trường thì xem như nó tồn tại trong phòng mổ và ta phải hít một phần khí thải đó. 
Ống dẫn khí thải từ máy GM ra môi trường
Ống dẫn khí thải từ máy GM ra môi trường
  • Đến từ máy nội soi phẫu thuật: Khí CO2 được sử dụng để bơm hơi vào phẫu trường trong mổ nội soi. Việc rò rỉ và phát tán trong phòng mổ chúng ta cũng hít phải khí độc này gây nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt,…
  • Đến từ mô hoại tử của người bệnh: Các phẫu thuật trên nền mô hoại tử của người bệnh như: Hoại thư sinh hơi, hoại tử cẳng chân do tiểu đường, hoại thư fournier,….
  • Phơi nhiễm từ người bệnh có mang bệnh nền như: Viêm gan siêu vi B, C; HIV,…

Làm việc tại khu vực phòng mổ cách biệt với thế giới bên ngoài nhưng cũng có lắm rủi ro. Luôn trang bị tâm lý để bảo vệ chính mình không bị phơi nhiễm từ dịch tiết của người bệnh và bảo vệ người bệnh không bị lây nhiễm chéo, nhiễm khuẩn là một phần của công việc.

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

error: Content is protected !!