Ngày nay khi tiếp cận và ứng dụng ERAS( HỒI PHỤC SỚM SAU PHẪU THUẬT) trong thực hành gây mê hồi sức. Thì việc “hóa giải” thuốc giãn cơ thuộc nhóm Aminosteroid ( Rocuronium, Atracrium) sau khi kết thúc phẫu thuật là điều trở nên thường quy. Vậy câu hỏi đặt ra là người gây mê chúng ta sẽ sử dụng Neostigmin như thế nào để hiệu quả và an toàn cho người bệnh có sử dụng thuốc giãn cơ?
Hóa giải thuốc giãn cơ nhóm Aminostroid:
- Sử dụng đơn lẻ một mình Neostigmin? Hay
- Phối hợp Neostigmin với thuốc kháng Cholinergic như Atropin?
Khi Phối hợp Neostigmin với Atropin thì dùng như thế nào?
- Cho Neotigmin trước rồi cho Atropin
- Cho Atropin trước rồi cho Neostigmin
- Có trộn hai thuốc lại với nhau?
Sử dụng Neostigmin để hóa giải thuốc giãn cơ sau phẫu thuật có ý nghĩa rất lớn đến sự hồi phục sức cơ cho người bệnh dùng thuốc giãn cơ nhóm Aminosteroid( thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi và không khử cực kiểu cura. Với những thuốc gây khử cực bền ở tấm vận động, như suxamethonium thì neostgmin không thể đối kháng được) trong suốt cuộc phẫu thuật. Tồn dư thuốc giãn cơ sau phẫu thuật để lại hậu quả có thể nghiêm trọng cho bản thân người bệnh như tử vong do suy hô hấp trong giai đoạn nằm hồi sức sau phẫu thuật. Neostigmin là thuốc kháng cholinesterase, ức chế thủy phân acetylcholin bằng cách cạnh tranh thuận nghịch với acetylcholin để gắn vào enzym acetylcholinesteras tạo ra phức hợp neostigmin – enzym(acetylcholinesteras). Phức hợp neostigmin-enzym bị thủy phân với một tốc độ chậm hơn nhiều so với phức hợp acetylcholin-enzym. Do đó, acetylcholin tích lũy ở synap cholinergic nên tác dụng tăng và kéo dài. Neostigmin gây đáp ứng cholinergic lan tỏa, bao gồm co đồng tử, tăng trương lực cơ ruột và cơ xương, co thắt phế quản và niệu quản, tim đập chậm, kích thích tuyến nước bọt và mồ hôi. Ngoài ra, neostigmin còn có tác dụng giống acetylcholin trực tiếp trên cơ xương. Atropin đối kháng với tác dụng muscarinic của neostigmin và tương tác này được sử dụng để làm mất các triệu chứng muscarinic trong ngộ độc neostigmin.
Như vậy, khi sử dụng thuốc neostigmin để hóa giải thuốc giãn cơ nhóm aminodteroid thì cần phải phối hợp với atropin để hóa giải các triệu chứng muscarinic của neostigmin. Khi dùng phối hợp thì không được pha trộn chung hai thuốc này với nhau vì xảy ra tương kỵ thuốc. Vậy phải dùng như thế nào? Nếu nhịp tim bệnh nhân dưới 60l/ph thì cho atropin(theo liều) trước sau đó mới cho neostigmin, nếu nhịp tim từ 60-100 l/ph thì cho neostigmin trước khi mạch có dấu hiệu giảm thì cho atropin( theo liều) và theo dõi. Nếu nhịp tim trên 100l/ph thì cũng sẽ cho neostigmin trước và theo dõi nhịp tim để cho atropin – đây là ý kiến cá nhân người viết, kinh nghiệm thực tế lâm sàng vẫn là quyết định của người đứng chính ca gây mê. Hoặc lựa chọn tốt hơn nếu bệnh nhân có nhịp nhanh xoang thì sugammadex là lựa chọn tốt hơn. Về mặt sinh lý thì hóa giải thuốc giãn cơ bằng neostigmin vẫn là thuốc đầu tay được lựa chọn.
Tài liệu tham khảo: Dược điển Việt Nam 2018.
MINH HÙNG NGUYỄN.
www.minhhungnguyen.com