1. ĐI ĐỨNG

Khu vực phòng mổ được giới hạn từ: Bán sạch → sạch → vô khuẩn tuyệt đối.

Bàn dụng cụ mổ
Bàn tiếp liệu / vô khuẩn tuyệt đối
Vùng mổ
Vùng mổ / Vô khuẩn tuyệt đối cần di chuyển cách xa bán kính một mét.

Vì vậy, khi đi lâm sàng phòng mổ cần phải tuân thủ để không làm ảnh hưởng đến vấn đề nhiễm khuẩn.

Cấu tạo của phòng mổ hiện đại là lối đi hai chiều:

  • Một chiều là lối đi vào để đưa bệnh nhân vào khu vực phòng mổ.
  • Chiều còn lại sẽ di chuyển bệnh nhân rời phòng mổ sang phòng hồi sức sau khi kết thúc mổ.

Phòng mổ không có cấu tạo trên thì là phòng mổ chưa cải tạo.

Áp lực khu phòng mổ là áp lực dương (Giống như lúc bạn đi siêu thị, khi bạn bước tới cửa / cửa tự động mở ra sẽ có một luồng khí thổi từ trong ra). Với cách đó sẽ hạn chế không khí bụi mang vi khuẩn từ ngoài đi vào phòng mổ và ngược lại sẽ thổi khí tích tụ, nấm  móc,… từ trong phòng mổ đi ra.

Phòng mổ là nơi đặt nhiều trang thiết bị máy móc để phục vụ cho ca mổ. Vì vậy việc bố trí để thuận lợi khi di chuyển các thiết bị và đi lại là rất cần thiết. 

Khi di chuyển trong phòng mổ gần nơi phẫu thuật cần cách tối thiểu nữa mét và luôn luôn mặt hướng vào vùng vô khuẩn khi đi qua, kiểm soát vạt áo và những vật mang trên người có khả năng va chạm.

Mổ là thao tác xâm lấn, cơ quan nội tạng của người bệnh được bộc lộ ra ngoài. Do đó, đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nguy hiểm cho người bệnh vì vậy hạn chế tối đa đi lại khi ở trong phòng mổ và vì bụi trong không khí sẽ di chuyển theo đường di chuyển của mình và bay vào phẫu trường, dụng cụ mổ. Nói chuyện và hắc sì cũng cần hướng ra xa.

Quần áo, tóc, khẩu trang cần gọn gàng nhất có thể. Tất cả cần phải kiểm soát. Làm việc trong phòng mổ mà tóc để dài ra khỏi nón là điều không thể chấp nhận.

Một ca mổ thành công không phải ca mổ kết thúc mà là sau mổ bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn xem như thất bại. 

2.CHÁY NỔ

3. Ô NHIỄM