CHUẨN BỊ DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN TRƯỚC KHI GÂY MÊ, TÊ

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN TRƯỚC KHI GÂY MÊ, TÊ CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, BÌNH THƯỜNG(ASA I, II. MALLAMPATTI I, II) TẠI PHÒNG MỔ. XEM HƯỚNG DẪN QUA VIDEO

Chuẩn bị tất cả mọi thứ có thể! Những gì liên quan đến gây mê và hồi sức thì luôn trong “tầm với” của người gây mê. Dù gây tê(tất cả các loại tê) cũng phải chuẩn bị như là gây mê vì gây mê là kỹ thuật vô cảm cuối cùng của tất cả các kỹ thuật vô cảm. Phải biết chắc chắn rằng nó có, nó tồn tại ở đó 100% nếu vật dụng đó chưa cần thiết phải dọn ra sẳn. Không có chuyện…ủa….nó ở đây mà – khi hữu sự,… Và tất cả phải hoạt động bình thường đúng chức năng và phải được đảm bảo nguyên tắc từ bán sạch, sạch đến vô khuẩn tuyệt đối tùy theo tính chất của từng dụng cụ. Không khập khiễng nếu so sánh người gây mê là cá thì phòng mổ là hồ nước. Người gây mê có tài giỏi đến mấy mà không có công cụ trong tay thì cũng thua cũng như cá bắt lên bờ! Nên việc chuẩn bị đầy đủ “vũ khí” có tầm quan trọng rất lớn trong thực hành lâm sàng.

Gây mê hồi sức trong phòng mổ gắn liền với bảo vệ đường thở, thông khí cung cấp oxy liên tục khi người bệnh bị gián đoạn sự tự thở. Do vậy, mất kiểm soát thông khí cho người bệnh là sự việc nghiêm trọng nhất và có thể dẫn đến điều tồi tệ nhất cho họ và gia đình họ và cũng cho chính bản thân người gây mê.

Nhiều công việc cần phải làm nhưng để có thứ tự và dễ nhớ các bạn nhớ 6 chữ cái sau để tự chuẩn bị tự kiểm tra(checklist) lại khi cần: S.O.A.P.M.E

S: SUCTION: Máy hút.
O: OXYGEN: Dưỡng khí: Khí oxy, Khí nén(Air)
A: AIRWAY: Đường thở: ống nội khí quản, airway miệng, airway mũi, ambu, đèn đặt nội khí quản, mandin(Stylet), Bougie,..
P: PHARMACY: Thuốc: Tất cả các thuốc dùng trong đặt nội khí quản và hồi sức liên quan.
M: MONITOR: Máy theo dõi sinh hiệu_Tối thiểu có ba thông số: Mạch, Huyết áp; Độ bão hòa oxy SpO2.
E: EQUIPMENT: Dụng cụ: máy bơm tiêm điện, Băng keo, bơm tiêm (5 - 10 ml)( bơm bóng chèn ống nội khí quản),
 gel bôi trơn bóng chèn ống nội khí quản, dụng cụ bảo vệ mắt, gối kê tư thế phụ hợp bệnh phẫu thuật,
 máy độ giãn cơ, máy theo dõi độ mê_BIS,...

MÔ TẢ:

    * S / SUCTION: MÁY HÚT. Ban đầu các bạn sẽ nghĩ rằng máy hút là dụng cụ dùng trong phẫu thuật để hút dịch hút máu từ phẫu trường nên nó là việc của nhóm dụng cụ phụ mổ là không đúng! Thực chất người gây mê cũng phải có một bộ hút riêng cho các giai đoạn của công việc gây mê để khi cần thì dùng ngay nhưng nếu không có riêng thì phải sử dụng chung với dụng cụ hút của phẫu thuật. Nếu phải dùng chung với dụng cụ phụ mổ thì nhờ họ hỗ trợ các bộ phận để sẳn và thậm chí là lắp sẳn kiểm tra khả năng hoạt động luôn ở những ca có nguy cơ trào ngược.

YẾU TỐ NGUY CƠ TRÀO NGƯỢC TRONG GMHS
YẾU TỐ NGUY CƠ TRÀO NGƯỢC TRONG GMHS – BỤNG TO CĂNG CHƯỚNG.

Một số máy gây mê có tích hợp sẳn bộ phận hút nhưng vì vấn đề vệ sinh nên hầu như bị tháo để ra lắp bên ngoài. Một bệnh nhân đang dẫn mê, trào ngược thì dịch, thức ăn che bít hầu họng gây tắc đường thở. Những thứ trào lên từ dạ dày mà đi vào khí quản thì coi như việc thông khí là khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Dịch acid từ dạ dày có thể gây hại cho phổi sau đó. Do đó, nếu có sẳn máy hút và dùng ngay để loại bỏ hết dịch này thì vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho người bệnh.

    * O / OXYGEN: DƯỠNG KHÍ.

KIỂM TRA OXY TRÊN MÁY GÂY MÊ TRƯỚC KHI GÂY MÊ/ TÊ
KIỂM TRA OXY TRÊN MÁY GÂY MÊ TRƯỚC KHI GÂY MÊ/ TÊ.

Có 2 loại cấp nguồn oxy cho máy gây mê. Một từ nguồn của hệ thống tạo oxy thuộc trung tâm  và một từ các bình oxy rời.

OXY MÁY GÂY MÊ KẾT NỐI NGUỒN TRUNG TÂM
OXY MÁY GÂY MÊ KẾT NỐI NGUỒN TRUNG TÂM.

Nghe tới đây bạn đọc sẽ nhận ra oxy rời sẽ có thể dễ cạn kiệt. Vì vậy, nếu dùng loại này thì phải kiểm tra áp lực của bình để đánh giá và  tiên lượng lượng oxy dùng trong bao lâu thì hết các bình dự trữ thay thế đặt ở đâu và còn oxy không?

Với oxy trung tâm thì nên xem các van đã được mở khóa chưa? Các đường dẫn oxy này thường sẽ có van bên ngoài phòng mổ để kiểm soát khi có vấn để hoản hoạn nên khi bậc máy gây mê oxy không lên áp lực thì nên xem vị trí van có bị khóa tạm không. Tóm lại, quan trọng nhất ở đây là xem áp lực đồng hồ oxy trên máy gây mê có thể hiện áp lực của khí(oxy/air) hay không.

KIỂM TRA DƯỠNG KHÍ TRÊN MÁY GÂY MÊ
KIỂM TRA DƯỠNG KHÍ TRÊN MÁY GÂY MÊ / 1.  OXY TRUNG TÂM: ON. Khí AIR TRUNG TÂM: ON. 3. OXY BÌNH RỜI: OFF

Lưu ý nhỏ: Với những máy gây mê có thêm đường dẫn khí nén(air) thì cũng kiểm tra luôn nguồn và lưu ý rất quan trọng cho trường hợp này đó là tại vị trí lưu lượng kế. Hai van mở oxy và air nên được đánh dấu chỉ thị rõ bên cạnh màu mặt định do ở một số trường hợp do sơ ý, người gây mê mở lưu lượng kế bên Air lên để gây mê thì sẽ gặp trường hợp oxy từ SpO2 sẽ không lên được mà thấp ở khoảng 85-90%. Nếu không được phát hiện sớm thì xem như người bệnh sẽ chịu trận một số can thiệp không phù hợp(lâm sàng đã xảy ra!)

   * A / AIRWAY: ĐƯỜNG THỞ.

BỘ DÂY MÁY THỞ TRONG GMHS
KẾT NỐI BỘ DÂY MÁY THỞ – CATHETER MOUNTH – LỌC KHÍ – FACE MASK TRONG GMHS.

Những vật dụng liên quan đến thông khí. Những dụng cụ nào trực tiếp cho việc đặt ống nội khí quản thì để lên mặt bàn máy gây mê. Những vật dụng có liên quan những chưa cần thì để ở nơi gần đó việc này sẽ hữu dụng trong trường hợp đặt nội khí quản khó thì có ngay.

Những dụng cụ như: ống nội khí quản (3 size: số được chọn và trên dưới nữa số số được chọn. Ví dụ chọn số 7 thì số dự phòng là 6.5 và 7,5(7±0,5)).

Airway miệng, Airway mũi, Ambu cho người lớn, dây máy thở(ống nẫng), mask mặt, ± catheter mouth.

BÓNG AMBU HỖ TRỢ CUNG CẤP OXY CHO NGƯỜI BỆNH.
BÓNG AMBU HỖ TRỢ CUNG CẤP OXY CHO NGƯỜI BỆNH.

 Lưu ý: Trên máy gây mê PHẢI luôn luôn có bóng ambu còn hoạt động bình thường hoặc để gần máy gây mê. Nó rất quan trọng. Quan trọng đến mức nếu không thấy nó hoặc chưa tìm ra nó ở đâu đó trong phòng thì lời khuyên là chưa nên dẫn mê / đây là điều nghiêm túc.

 * P / PHARMACY: THUỐC.

Thuốc trong gây mê hồi sức
THUỐC MÊ TĨNH MẠCH HAY DÙNG HIỆN NAY TRONG GMHS.

Thuốc gây mê và liên quan đến gây mê(thuốc hồi sức), dịch truyền: THUỐC GÂY MÊ.

Ngoài ra chuẩn bị thêm 1 ống tiêm 10ml có chứa 9ml nước cất( BƠM TIÊM HỒI SỨC!). Ghi dán nhãn bên ngoài. Cần khi hữu sự: mạch chậm do đặt Nội khí quản thì dùng ngay Atropin, Huyết áp tụt sâu sau dẫn mê thì dùng thuốc co mạch (thuốc chọn lọc PhenylEphedrin hoặc không chọn lọc Ephedrin) để nâng huyết áp.

CHUẨN BỊ THUỐC TRONG GMHS
CHUẨN BỊ THUỐC TRONG GMHS

   * M / MONITOR:

Các thiết bị theo dõi, đầu tiên là monitor theo dõi (3 – 6 thông số). Cài đặt các giới hạn báo động cho từng chỉ số. Để kịp thời máy phát hiện báo động sự thay đổi các chỉ số ngoài giới hạn bình thường để còn can thiệt đúng lúc hoặc theo dõi liên tục ở một số trường hợp nhậy cảm trước khi dùng thuốc. Các chỉ số gồm Mạch, Huyết áp, độ bão hòa oxy mạch nẫy, EtCO2, chỉ số dự đoán huyết áp PWTT, Chỉ số cung lượng tim ước đoán esCCO, Chỉ số PI,…

   * E / EQUIPMENT: Các trang thiết bị dụng cụ gây mê. Đèn đặt nội khí quản với các lưỡi đèn có kích thước phù hợp, lưỡi đèn nên được hấp khử khuẩn sau khi dùng thay vì chỉ rữa với xà phòng hay ngâm dung dịch khử khuẩn vì những cách này đôi khi không loại bỏ được các protien mang mầm bệnh từ việt xay xát do đặt từ bệnh nhân trước đó có dính máu, dịch tiết và là nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh sau gây thiệt thòi cho người bệnh. Đèn đặt nội khí quản có thể chuẩn bị ở bước Airway cho đủ bộ đặt nội khí quản. Dụng cụ hỗ trợ đặt ống Nội khí quản ở một số trường hợp thanh quản cao như: mandrin( stylet), bougie( vẫn được hấp khử khuẩn), đèn đặt nội khí quản khó, bơm tiêm 10ml để bơm bóng chèn, băng keo để cố định ống nội khí quản, dụng cụ dán mắt, dụng cụ kê tư thế,  máy bơm tiêm điện có hoặt động không? / có đủ dây nguồn. Các loại kim luồn, dây garrot, cồn sát khuẩn(alcol pad dùng 1 lần). Máy đo độ giãn cơ, Máy theo dõi độ mê, máy sửi ấm, mềm sửi ấm, Cab đo động mạch xâm lấn( nhiều loại phù hợp cho từng loại Tranduceur( bộ động mạch xâm lấn) do mỗi loại có đầu cab khác nhau.

Tóm lại, cần liệt kê hết các trang thiết bị cần cho một ca gây mê, tê. Những dụng cụ nào dùng trước và phải dùng thì để gần mình, trong tầm mắt. Các dụng cụ còn dùng được (còn hoạt động) và còn niên hạn. Cái nào chưa dùng thì để gọn gàng không để bừa bộn chắn lối đi, che chắn cái cần dùng để khi cần lại khó khăn tiếp cận. Thuốc là công cụ quan trọng nhất để can thiệp hồi sức khi cần cấp cứu do vậy các thuốc nên được để rõ ràng, nhãn mác bao bì nên được ghi cẩn thận kèm theo hàm lượng. Tuân thủ tuyệt đối 3 tra 5 đối chứ bơm vào mạch máu rồi là không hút ra lại được. Tránh tiêm nhầm mà ảnh hưởng đến công cuộc hồi sức dẫn đến nguy hiểm và tổn hại sức khỏe người bệnh.

MINH HÙNG. NGUYỄN

www.minhhungnguyen.com

error: Content is protected !!