Những thông số trên Monitor Nihon Kohden.

Dấu hiệu sinh tồn là phép đo thể hiện chức năng sống cơ bản nhất của cơ thể. Năm dấu hiệu quan trọng chính được theo dõi thường xuyên trong thực hành gây mê hồi sức:

Theo dõi dấu sinh hiệu trong mổ.
Theo dõi dấu sinh hiệu trong mổ.

1. Mạch.

  • 60 – 100 l/phút.
  • Để hiện thông số nhịp tim trên monitor, màn hình máy sẽ có hai nguồn để lấy tín hiệu mạch:

+ Nếu nhận tín hiệu từ điện tim(ECG), kế bên chỉ số mạch sẽ hiện HR / Heart Rate.

+ Nếu nhận tín hiệu từ Sensor SpO2, kế bên chỉ số mạch sẽ hiện PR / Pulse Rate.

NGUỒN MẠCH TỪ SPO2 & ECG
NGUỒN MẠCH TỪ SPO2 & ECG THEO MÀU.

Nhịp tim là phép đo nhịp tim, hoặc số lần tim đập trong một phút. Khi tim đẩy máu qua các động mạch, các động mạch sẽ giãn ra và co lại theo dòng chảy của máu. 

  • Bắt mạch không chỉ đo nhịp tim mà còn có thể cho biết:

+ Cường độ của sóng mạch(xung mạch).

Nhịp đập bình thường của người lớn khỏe mạnh dao động từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Nhịp tim có thể dao động và tăng lên khi tập thể dục, bệnh lý, chấn thương và cảm xúc. Nhìn chung, nữ giới từ 12 tuổi trở lên có xu hướng nhịp tim nhanh hơn nam giới. Các vận động viên, chẳng hạn như vận động viên chạy bộ, những người phải điều hòa tim mạch nhiều, có thể có nhịp tim gần 40 nhịp mỗi phút và không gặp vấn đề gì.

Trong phẫu thuật, những yếu tố sau ảnh hưởng đến sóng điện tim:

+ Đốt điện cắt bỏ mô bệnh từ phẫu thuật viên.

+ Điện cực tiếp xúc da không tốt.

+ Điện cự bị dính nước, dung dịch sát khuẩn khi rữa da phẫu thuật.

+ Máy Monitor chưa nối đất.

+ Bệnh nhân lạnh rung.

Do đó, mạch sẽ không hiển thị được nếu như monitor lấy mạch từ nguồn là điện tim. Khi gặp vấn đề này bạn cần thay đổi cách hiện mạch từ nguồn SpO2.

2. HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH KHÔNG XÂM LẤN.

Chỉ số Huyết áp
Chỉ số Huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu đẩy vào thành động mạch trong quá trình tim co bóp và sức cản của thành mạch trên một đơn vị diện tích thành mạch. 

Mỗi lần tim đập, nó sẽ bơm máu vào động mạch, dẫn đến huyết áp cao nhất khi tim co bóp. Khi tim giãn ra, huyết áp sẽ giảm.

Hai con số được ghi lại khi đo huyết áp:

  • Con số phía trước lớn hơn hay huyết áp tâm thu, đề cặp đến áp suất bên trong động mạch khi tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể.
Chỉ số huyết áp tâm thu
Chỉ số huyết áp tâm thu
  • Con số phía sau thấp hơn hay huyết áp tâm trương, đề cặp đến áp suất bên trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ ngơi và đang chứa đầy máu.
Chỉ số huyết áp tâm trương
Chỉ số huyết áp tâm trương

Đơn vị đo của huyết áp là mmHg(mili mét thủy ngân).

Đơn vị đo huyết áp
Đơn vị đo huyết áp

Cao huyết áp hoặc tăng huyết áp, trực tiếp làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ. Với huyết áp cao, các động mạch có thể bị tăng sức cản trở lại dòng chảy của máu, khiến tim phải bơm nhiều hơn để lưu thông máu.

Huyết áp được phân loại là huyết áp bình thường, tăng cao, giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2:

  • Huyết áp bình thường là tâm thu dưới 120 và tâm trương dưới 80 (120/80)
  • Cao huyết áp là tâm thu từ 120-129 và tâm trương dưới 80.
  • Cao huyết áp giai đoạn 1 là huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 hoặc tâm trương từ 80 đến 89.
  • Cao huyết áp giai đoạn 2 là khi tâm thu từ 140 trở lên hoặc tâm trương từ 90 trở lên.

Trong thực hành gây mê hồi sức, huyết áp bệnh nhân đang trong giai đoạn phẫu thuật dao động thường xuyên theo nhiều giai đoạn khác nhau. Việc theo dõi liên tục để giữ huyết động ở mức sinh lý bình thường là quan trọng nhất nhằm đảm bảo mô được tưới máu đầy đủ.

Huyết áp cao
Huyết áp cao là thách thức cho Gây mê hồi sức

Trong những điều kiện có thể, hãy khai thác tối đa được tiền sử của người bệnh để việc theo dõi cũng như sử dụng thuốc mê phù hợp trong suốt quá trình gây mê cho người bệnh. Mục đích duy nhất không gì hơn là lợi ích cho chính người bệnh và chất lượng điều trị. 

Việc khai thác bệnh sử của người bệnh thông qua thăm khám tiền mê là một quy trình bắt buộc phải tuân thủ. Nhưng đôi khi bệnh nhân đi phẫu thuật thì quy trình này đôi phải là một sự tuân thủ có giám sát chứ không đơn giản là chỉ dừng lại ở sự tuân thủ của ekip phẫu thuật. 

3. Nhịp thở.

  • Tần số hô hấp là số nhịp thở của một người trong một phút.
  • Tần số được đếm khi người được đếm đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Cách đếm đơn giản là đếm số lần nâng lên của lồng ngực.
  • Nhịp thở tăng trong khi bị sốt hoặc trong một số bịnh lý khác.
  • Khi đếm nhịp thở cũng cần quan sát người đó có khó thở hay không.
  • Nhịp thở của một người lớn trưởng thành bình thường khoảng 12 – 16 lần trong một phút.

4. THÂN NHIỆT

Nhiệt độ cơ thể bình thường của một người thay đổi tùy thuộc vào:

  • Giới tính
  • Hoạt động gần đây
  • Lượng thức ăn và chất lỏng tiêu thụ
  • Thời gian trong ngày
  • Ở phụ nữ, giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ cơ thể bình thường có thể dao động từ 97,8 độ F / Fahrenheit, tương đương 36,5 độ C đến 99 độ F (37,2 độ C) đối với một người lớn khỏe mạnh. 

Nhiệt độ cơ thể của một người có thể được thực hiện theo những cách sau đây:

  • Bằng miệngCó thể đo nhiệt độ bằng miệng bằng nhiệt kế thủy tinh cổ điển hoặc nhiệt kế kỹ thuật số hiện đại hơn sử dụng đầu dò điện tử để đo nhiệt độ cơ thể.
  • Trực tiếpNhiệt độ thực hiện qua đường trực tràng (sử dụng nhiệt kế thủy tinh hoặc kỹ thuật số). Nhiệt độ trực tràng có xu hướng cao hơn từ 0,5 đến 0,7 độ F so với nhiệt độ ở miệng.
  • NáchCó thể đo nhiệt độ dưới cánh tay bằng thủy tinh hoặc nhiệt kế kỹ thuật số. Nhiệt độ được thực hiện theo đường này có xu hướng thấp hơn từ 0,3 đến 0,4 độ F so với nhiệt độ được thực hiện bằng đường miệng.
  • Bằng taiMột nhiệt kế đặc biệt có thể nhanh chóng đo nhiệt độ của trống tai, nhiệt độ này phản ánh nhiệt độ bên trong của cơ thể (nhiệt độ của các cơ quan nội tạng).
  • Bằng daMột nhiệt kế đặc biệt có thể nhanh chóng đo nhiệt độ của vùng da trên trán.

Nhiệt độ cơ thể có thể cao bất thường do sốt (nhiệt độ cao) hoặc hạ thân nhiệt (nhiệt độ thấp).

Sốt được chỉ định khi nhiệt độ cơ thể tăng khoảng một độ hoặc hơn so với nhiệt độ bình thường là 98,6 độ F / trên 37 độ C.

Hạ thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 95 độ F / dưới 35,5 độ C.

5. Độ bão hòa Oxy / SpO2.

Cab đo độ bão hòa oxy
Cab đo độ bão hòa oxy
Thiết lập thời gian cho NIBP
Sensor SpO2 đo độ bão hõa oxy
  • Chùm ánh sáng nhỏ đi qua máu ở ngón tay, đo lượng oxy. Nó thực hiện điều này bằng cách đo những thay đổi của sự hấp thụ ánh sáng trong máu được oxy hóa hoặc khử oxy. 
  • Một kỹ thuật không xâm lấn không gây đau nhưng rất hữu dụng trên lâm sàng. 
  • Sensor SpO2 đo độ bão hòa oxy cùng với nhịp tim của bệnh nhân.
  • Đơn vị là %.
  • Giá trị bình thường từ 96 – 100%.
Đầu dò SpO2 đo độ bão hòa oxy.
Đầu dò SpO2 đo độ bão hòa oxy.

Sensor SpO2 là một cái kẹp, khi kẹp vào tay sẽ gây ra một lực ép nhẹ nhưng không có cảm giác đau hay chèn ép. Nó có thể được gắng lên đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Khi gắn trên ngón tay, ngón chân. Cần yêu cầu loại bỏ lớp sơn móng nếu có vì nó ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đôi khi sensor SpO2 là một cái đầu dò được gắng lên ngón tay hoặc trán qua một chất kết dính.

Sau khi gắn vào ngón tay, chân mất khoảng 5 – 10 giây để sensor hiện được chỉ số mạch và độ bão hòa oxy. 

Mạch và độ bão hòa oxy từ sensor SpO2
Mạch và độ bão hòa oxy từ sensor SpO2

Đầu dò sensor sẽ được gắn vào tay, chân bệnh nhân trước khi khởi mê và  sau phẫu thuật / giai đoạn hậu phẫu, sensor được tháo khỏi tay, chân bệnh nhân khi người bệnh đã tỉnh táo hoàn toàn và tự thở tốt.

Vì đo liên tục dòng máu từ ngón tay hoặc ngón chân để cho ra kết quả nên khi tháo rời khỏi vị trí là thông tin mất ngay trên màn hình monitor.

Kết quả của đầu dò sensor SpO2 khá chính xác, mức chênh lệch khoảng 2% so với thực tế.

Ví dụ: Bệnh nhân đo được 82% thì chỉ số thực tế khoảng từ 80% – 84%. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Chất lượng dạng sóng
  • Chuyển động của bệnh nhân
  • Nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ phòng
  • Có sơn móng
  • Sử dụng thuốc vận mạch
  • Methemoglobin
  • Xanhmethylen

Trên 90% tế bào hồng cầu trong cơ thể phải nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy. Tạo ra mức độ bão hòa oxy cần thiết để đảm bảo cho tế bào và cơ thể hoạt động bình thường. Dưới mức này trong ngắn hạn không ảnh hưởng nhiều đến tế bào và có thể nhưng kéo dài thì rắc rối thực sự ập đến!

Chỉ số SpO2 bình thường trên 95%. Từ 92% trở xuống là tín hiệu báo động tế bào, mô cơ thể bắt đầu thiếu oxy. 

Sự tăng giảm chỉ số SpO2 có thể nhận ra bằng tai thông qua âm thanh từ tiếng chuông của monitor.

Bấm vào ĐÂY để xem thêm về nguyên lý hoạt động của sensor SpO2.

Mách bạn:

Trong suốt quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật viên cắt đốt mô bệnh từ máy cắt đốt phẫu thuật (ESU) sẽ tạo ra dòng điện gây nhiễu điện tim từ đó sẽ ảnh hưởng đến sóng ECG và monitor sẽ không hiển thị được sóng điện tim bình thường và chỉ số mạch nếu mạch được lấy từ điện tim.

Khi gặp phải vấn đề này nếu không quen nhận định thì trong ekip phẫu thuật sẽ có người lo sợ tim bệnh nhân có vấn đề! Là người gây mê, bạn phải nhìn đến biên độ sóng của SpO2 mà khẳng định điện tim bị nhiễu do đốt điện! Hoặc nguyên do khác làm sóng điện tim không bình thường là điện cực bị ẩm ướt hay do miếng điện cực tiếp xúc không tốt với da bệnh nhân và khắc phục trong khả năng.

Có mối tương quan giữa sóng điện tâm đồ và sóng của của SpO2:

Mối tương quan giữa điện tim và SpO2Mối tương quan ECG và SpO2

Nhờ có mối tương qua đó, trong thực hành gây mê hồi sức việc theo dõi sinh hiệu bệnh nhân phẫu thuật chúng ta có thể theo dõi tương tác qua lại giữa các tín hiệu của chúng trên màn hình monitor.

Khi một trong các yếu tố bị nhiễu thì yếu tố còn lại sẽ giúp chúng ta dự đoán được tình hình và có hướng điều chỉnh.

Khi điện tim bị lỗi, xem hoạt động của tim thông qua sóng động mạch xâm lấn(nếu có) và SpO2.

Khi không có sóng huyết áp động mạch xâm lấn mà ECG bị nhiễu tín hiệu / nhìn sóng SpO2 để nhận định:

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

error: Content is protected !!