KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN BÌNH THƯỜNG TRONG PHÒNG MỔ.

DÀNH CHO NGƯỜI MỚI (XEM VIDEO TẠI ĐÂY).

KỸ THUẬT ĐẶT NKQ ĐƯỜNG MIỆNG
KỸ THUẬT ĐẶT NKQ ĐƯỜNG MIỆNG

NỘI DỤNG CHÍNH

LIỆT KÊ NHỮNG MẸO, KỸ THUẬT VÀ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ TRONG THỰC HÀNH ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN. GÂY MÊ HỒI SỨC.

1. Đặt NKQ là gì?

1.1 Đặt NKQ trực tiếp

1.2 Đặt NKQ gián tiếp

2. Các bước thực hiện

3. Tư thế người đặt NKQ

4. Cách cầm đèn

5. Cách đưa đèn vào miệng bệnh nhân.

6. Thủ thuật Silick

7. Đưa ống nội khí quản vào khí quản.

8. Vị trí dừng ống ống NKQ sau khi qua dây thanh

9. Cây mandrin

10. Bơm bóng chèn.

11. Cố định ống NKQ

12. Cái gì quan trọng nhất trong đặt NKQ

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN LÀ GÌ?

Là kỹ thuật dùng đèn soi thanh quản hay còn gọi là đèn đặt nội khí quản đưa lưỡi đèn vào miệng để bọc lộ trực tiếp đường vào đầu thanh quản. Sau đó, đưa một cái ống vào khí quản của người bệnh. Ống đó được gọi là ống nội khí quản. Một đầu của ống  nội khí quản sẽ đặt vào khí quản, đầu còn lại sẽ được kết nối với bộ phận giúp thở để giúp quá trình thông khí( cần phân biệt thông khí và hô hấp) cho người bệnh.

Có hai cách đặt nội khí quản. Đặt nội khí quản trực tiếp và đặt nội khí quản gián tiếp.

ĐẶT NKQ TRỰC TIẾP
ĐẶT NKQ TRỰC TIẾP

Đặt nội khí quản trực tiếp là đưa lưỡi đèn đặt nội khí quản với lưỡi đèn cứng( lưỡi cong hoặc lưỡi thẳng) để bọc lộ trực tiếp phần đầu của thanh quản từ đó đưa ống nội khí quản qua dây thanh âm đi vào khí quản.

 

 

Đặt nội khí quản gián tiếp là sử dụng một ống soi mềm với công nghệ sợi quang hay đèn đặt nội khí quản có camera tích hợp trên cán đèn để quan sát thanh quản, thanh môn, dây thanh âm từ bên ngoài. Thông qua hình ảnh này để đưa ống nội khí quản vào khí quản.

” after=”dfbg”]

Kỹ thuật đặt nội khí quản gián tiếp sẽ an toàn hơn cho đội ngũ những người làm công tác gây mê hồi sức trong gây mê trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện nay.

Kỹ thuật đặt nội khí quản gián tiếp sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần đặt nội khí quản khó.

Còn trong giới hạn bài viết này tôi sẽ chỉ nói về kỹ thuật đặt nội khí quản ở bệnh nhân người lớn bình thường được thực hiện tại phòng mổ. Còn khi thực hiện đặt nội khí quản cấp cứu sẽ có một số kỹ thuật phải thay đổi cho phù hợp thực tế. Kỹ thuật này sẽ được trình bày riêng ở một bài khác.

Bộ đèn nội khí quản được sử dụng là bộ đèn lưỡi cong. Chi tiết về các loại lưỡi đèn bạn bấm vào đây để tham khảo.

Quá trình đặt nội khí quản đòi hỏi một kỹ thuật chuẩn xác. Phải đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ của người bệnh liên quan đến đường thở để phòng hờ trường hợp không đặt được ống để từ đó có phương án dự phòng kịp thời không để bị động. Hãy kêu gọi sự hỗ trợ khi thực hiện không được. Cố gắng chỉ gây ra tình trạng xấu cho người bệnh như thiếu oxy, tổn thương hầu họng gây chảy máu, phù nề thậm chí ngừng tim.

Đặt nội khí quản có khó không?

Xin trả lời thẳng rằng: Đặt nội khí quản không khó. Nếu khó thì có hai lý do khó: Khó thứ nhất là do cấu tạo giải phẫu liên quan đến vùng đầu – mặt – cổ của người bệnh không bình thường đây là tiêu chí quan trọng nhất trong nhận định đặt nội khí quản khó hay dễ. Khó thứ hai ở người đặt nội khí quản chưa kết hợp được những kỹ thuật liên quan để tạo sự dễ dàng cho mình thực hiện thủ thuật. 

Đặt nội khí quản là một kỹ thuật. Liên quan đến sự luyện tập. Người mới rồi cũng sẽ làm được. Việc quan trọng nhất là kỹ năng, phải có kỹ năng để nhận định, phán đoán từ đó không gây tổn thương cho người bệnh. Do đặt nội khí quản là một kỹ thuật xâm lấn và xxaam lấn vào nơi có mức phản xạ mạnh nhất của cơ thể.

Để việc việc đặt nội khí quản được trơn tru thì không gì khác hơn chính là người đặt ống là phải kết hợp nhuần nhuyễn các bước tiếp theo sau đó.

Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn thực hiện hoàn chỉnh công việc đặt nội khí quản và giải thích cơ sở lý luận của các hành động đó.

Đặt nội khí quản là một công việc bao gồm một chuỗi các hành động diễn ra liên tục và có thứ tự. Là một công việc thường quy của người làm gây mê hồi sức nói riêng. Từ việc chuẩn bị dụng cụ cho tới việc đặt ống nội khí quản thường được diễn ra rất nhanh trong vòng vài phút. Một công việc thường ngày hòa trộn giữa bệnh mổ chương trình có sự chuẩn bị và bệnh mổ cấp cứu chưa có sự chuẩn bị đầy đủ nhưng không vì vậy mà người làm gây mê hồi sức bị động. Thực hành để có phản xạ lâm sàng. Yếu tố cốt lõi để trở nên nhanh gọn và chính xác đáp ứng được tính chất của công việc. Tuy nhiên, cũng như nhiều công việc khác. Người làm lâu dần một công việc thì sẽ trở thành quen việc từ đó thường bỏ qua các chi tiết nhỏ do chủ quan. Và thực tế, việc này đã phải trả giá rất đắt cho cái hành động bỏ qua các chi tiết nhỏ đó. Vấn đề này sẽ được đề cập trong phần những việc cần làm trước khi gây mê, trong quá trình gây mê và sau khi đặt ống nội khí quản. Hạn chế đến mức bằng không những tai biến và biến chứng cho người bệnh từ việc đặt nội khí quản. Vì vậy, có kinh nghiệm rồi thì việc đặt nội khí quản sẽ trở nên dễ dàng nhưng phải tôn trọng kỹ thuật này một các nghiêm túc và có tâm.

A. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI MUỐN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

CHUẨN BỊ

TRƯỚC KHI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN, HÃY NHỚ CỤM TỪ SOAPME:

S: SUCTION_  Chuẩn bị máy hút

O: OXYGEN_ Dưỡng khí. Khí oxy

A: AIRWAY_Đường thở: Bao gồm: ống nội khí quản, airway miệng, airway mũi, ambu, đèn đặt nội khí quản, …

P: PHARMACY_Thuốc: Tất cả các thuốc dùng trong đặt nội khí quản.

M: MONITOR_Máy theo dõi sinh hiệu_Tối thiểu có ba thông số: Mạch, Huyết áp; Độ bão hòa oxy SpO2

E: EQUIPMENT_Dụng cụ: Máy gây mê, máy bơm tiêm điện, máy theo dõi độ mê_BIS,…

B. BẮT ĐẦU CÔNG VIỆC

1. TƯ THẾ CỦA BỆNH NHÂN VÀ TƯ THẾ CỦA NGƯỜI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Tư thế rất quan trọng. Nếu không nhận ra yếu tố này thì sẽ gây khó khăn cho người đặt ống nội khí quản.

X_QUANG CỘT SỐNG CỔ THẲNG ĐỨNG

Một trường hợp không khó; nhưng nếu vị trí đầu, cổ, tư thế người đặt ống ,vị trí lưỡi đèn không đúng thì sự việc sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều cho người đặt. Từ đây dễ gây tai biến tức thời cho người bệnh. Do đó việc làm đầu tiên khi đứng vào vị trí đặt nội khí quản thì phải chỉnh vị trí bàn mổ, đầu cổ bệnh nhân cho phù hợp.

NGỮA ĐẦU QUÁ MỨC
NGỮA ĐẦU QUÁ MỨC NHƯNG ĐỂ ĐẦU THẤP, KHÓ CHO VIỆC QUAN SÁT ĐƯỢC NẮP THANH MÔN.

1.1 TƯ THẾ NGƯỜI BỆNH

Bệnh nhân nằm trên bàn mổ sao cho đầu bệnh nhân kê trên một cái gối cao khoảng 5 cm.

Nâng bàn mổ để đầu bệnh nhân trên rốn và dưới hõm ức của người đặt ống nội khí quản.

Khi tiến hành bóp bóng thông khí, ngữa đầu bệnh nhân và nâng góc hàm để dễ dàng thông khí.

VỊ TRÍ ĐẦU CỔ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
VỊ TRÍ ĐẦU CỔ KHI BÓP BÓNG THÔNG KHÍ

Có thể đặt airway miệng hoặc airway mũi để khi bóp bóng thông khí, khí không vào dạ dày.

Dùng tay đẫy đầu hoặc nâng cổ là hành động sai và gây nguy hại cho cột sống cổ của người bệnh.

DÙNG TAY ĐẪY ĐẦU CHO CỔ NGỮA RA

Với bệnh nhân có bệnh lý liên quan ở cột sống cổ đã biết hoặc nghi ngờ thì việc đẫy cổ gây nguy hiểm cho người bệnh.

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ

 

TRỤC HẦU – HỌNG – THANH QUẢN.

BA TRỤC CỦA ĐƯỜNG THỞ
TRỤC MIỆNG HẦU THANH QUẢN

 

1.2 TƯ THẾ NGƯỜI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN.

TƯ THẾ TRONG ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
TƯ THẾ THẲNG LƯNG TRONG ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN.

Lưng phải thẳng, muốn vậy. Nâng bàn mổ sao cho đầu của người bệnh ngang thượng vị của người đặt nội khí quản. Để khi tiến hành đặt ống, chân bạn hơi chùng một chút là được. Khi đó, vị trí tay cầm đèn sẽ giữ vững và khuỷu tay hướng vào người bạn, giúp nâng sức mạnh của vai trái, cánh tay trái và cổ tay trái trong việc nhấc lưỡi đèn lên trên và về phía chân của người bệnh.

TƯ THẾ ĐÚNG KHI ĐẶT NKQ
TƯ THẾ ĐÚNG KHI ĐẶT NKQ

Khi lưng thẳng sẽ hạn chế tối đa lưỡi đèn tựa vào răng bệnh nhân gây gãy răng. Đồng thời, mắt bạn sẽ quan sát toàn trường trong ngoài khu vực miệng của người bệnh và cảm nhận được chiều sâu của nắp thanh môn.

Còn khi bạn khom người để đặt ống nội khí quản. Toàn bộ lực nâng cán đèn sẽ dồn hết lên cánh tay trái mất đi sức mạnh của vai. Đồng thời, lưỡi đèn sẽ tựa vào răng của người bệnh để làm điểm tựa là rất mạnh khả năng gây nguy hiểm cho răng.

TƯ THẾ KHOM NGƯỜI ĐỂ ĐẶT NKQ KHI KHÔNG NÂNG BÀN MỔ LÊN CAO HƠN
TƯ THẾ KHÔNG TỐT KHI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Hành động khom người sẽ đưa người đặt ống nội khí quản áp sát mắt vào mặt người bệnh để quan sát dây thang âm. Tay phải cầm ống nội khí quản bị giới hạn nhiều. Buộc người đặt nội khí quản phải sử dụng cơ nâng vai để điều tiết ống nội khí quản gây mỏi tay, vai.

TƯ THẾ CHƯA ĐÚNG KHI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
PHẢI NÂNG VAI ĐỂ ĐƯA ỐNG NKQ QUA DÂY THANH ÂM

Khi đứng thẳng lưng, người đặt nội khí quản có thể quan sát được mặt vát của ống nội khí quản để đưa đúng mặt vát này qua dây thanh âm và chỉ cần dùng cổ tay phải để di chuyển ống vào khí quản.

HÌNH ẢNH DÂY THANH ÂM
HÌNH ẢNH DÂY THANH ÂM

 

 

Tư thế đạt là đầu bệnh nhân ở tư thế ngữa và đặt trên gối cao 5 cm. Và đảm bảo đầu bệnh nhân trên ở mức ngang thượng vị của người đặt nội khí quản.

2. CÁCH CẦM BỘ ĐÈN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CÁCH LẮP LƯỠI ĐÈN VÀO CÁN ĐÈN.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CÁC LOẠI ĐÈN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN.

Tay trái cầm đèn nội khí quản. Cầm vào đầu của cán đèn nơi tiếp xúc với lưỡi đèn, sao cho mặt dưới lòng bàn tay chạm vào phần đuôi của lưới đèn. Sử dụng cổ tay để di điều hướng cán đèn.

VỊ TRÍ CẦM CÁN ĐÈN NKQ

 3. CÁCH ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO MIỆNG

Mở miệng bằng tay phải. Bằng cách mở răng của bệnh nhân. Có hai cách mở miệng theo hướng này:

MỞ MIỆNG BẰNG HAI NGÓN TAY
MỞ MIỆNG BẰNG HAI NGÓN TAY

Một là: Ngón cái tay phải, ngón trỏ tay phải.

MỞ MIỆNG VỚI NGÓN CÁI VÀ NGÓN TRỎ
MỞ MIỆNG VỚI NGÓN CÁI VÀ NGÓN TRỎ

Hai là: Ngón cái tay phải, ngón giữa tay phải.

MỞ MIỆNG VỚI NGMỞ MIỆNG VỚI NGÓN CÁI VÀ NGÓN GIỮAÓN CÁI VÀ NGÓN TRỎ
MỞ MIỆNG VỚI NGÓN CÁI VÀ NGÓN GIỮA

Cách nào cũng được!  Cách làm là: Ngón tay cái của bàn tay phải để ở mép miệng bên phải chạm lên hàm răng dưới và ngón trỏ hoặc ngón giữa quặc ngược để chạm vào hàm trên. Kế đến dùng lực đồng thời đẩy hai ngón thay theo hướng ngược nhau để mở miệng – giống hành động thả tim vậy!

CÔNG VIỆC KẾ TIẾP LÀ SẼ ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO MIỆNG TỪ BÊN PHẢI MIỆNG RỒI DỊCH LƯỠI ĐÈN SANG BÊN TRÁI ĐỂ ĐẪY HẾT LƯỠI BỆNH NHÂN SANG MỘT BÊN TẠO KHOẢNG TRỐNG CHO BÊN PHẢI MIỆNG. KHOẢNG TRỐNG NÀY ĐỂ QUAN SÁT TÌM NẮP THANH MÔN VÀ ĐƯA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN VÀO KHÍ QUẢN.

ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO MIỆNG SAU KHI MỞ RĂNG
ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO MIỆNG SAU KHI MỞ RĂNG
ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO BÊN PHẢI MIỆNG
ĐƯA LƯỠI ĐÈN VÀO BÊN PHẢI MIỆNG

A. ĐƯA ĐÈN VÀO MIỆNG TỪ BÊN PHẢI.                               B. VÉN LƯỠI SANG TRÁI.

Đưa lưỡi đèn vào miệng từ bên phải. Đến khi nào thấy được nắp thanh môn thì dịch chuyển lưỡi đèn để vén hết lưỡi sang bên trái. Đẫy hết lưỡi sang bên trái sẽ tạo khoảng trống tốt để dễ dàng quan sát được khoảng hầu họng phía trong. Mục đích là phải tìm được nắp thanh môn. Đặt nội khí quản khó tức là không tìm thấy được nắp thanh môn.

VỊ TRÍ ĐÈN BÊN TRÁI
VỊ TRÍ ĐÈN BÊN TRÁI
VỊ TRÍ CỦA LƯỠI ĐÈN SAU KHI VÀO MIỆNG
VỊ TRÍ CỦA LƯỠI ĐÈN SAU KHI VÀO MIỆNG ĐẾN THANH NẮP THANH MÔN.

 

VỊ TRÍ LƯỠI ĐÈN TẠI NẮP THANH MÔNVỊ TRÍ LƯỠI ĐÈN TẠI NẮP THANH MÔN

 

VÉN MÔI TRÊN VÀ MÔI DƯỚI RA KHỎI RĂNG-LƯỠI ĐÈN
VÉN MÔI TRÊN VÀ MÔI DƯỚI RA KHỎI RĂNG – LƯỠI ĐÈN

Trước khi đưa lưỡi đèn vào sâu hơn, dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải vén môi trên và môi dưới ra khỏi răng-lưỡi đèn. Để chắc chắn rằng môi không bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng sẽ gây dập môi chảy máu, gây đau cho người bệnh.

SAU ĐỘNG TÁC VÉN LƯỠI SANG TRÁI. LƯỠI ĐÈN DỪNG LẠI Ở ĐÂU LÀ TỐI ƯU?

 

VỊ TRÍ LƯỠI ĐÈN CHẠM NẮP THANH MÔN
Sau khi thấy nắp thanh môn thì đầu của lưỡi đèn sẽ nằm ở thung lũng nắp thanh môn, một góc được tạo bởi nắp thanh môn và đáy lưỡi.

DỊCH LƯỠI ĐÈN ĐẾN THUNG LŨNG NẮP THANH MÔN

 

NÂNG NẮP THANH MÔN

HÌNH ẢNH DÂY THANH ÂM
HÌNH ẢNH DÂY THANH ÂM

 

HÌNH ẢNH CỦA NẮP THANH MÔN VÀ DÂY THANH ÂM Ở CÁC MỨC ĐỘ.
HÌNH ẢNH CỦA NẮP THANH MÔN VÀ DÂY THANH ÂM Ở CÁC MỨC ĐỘ TỪ DỄ (A) ĐẾN KHÓ QUAN SÁT (D).

TÁC ĐỘNG MỘT LỰC LÊN SỤN NHẪN.

Vì sao phải đè lên sụn nhẫn? Trong 4 hình ở trên thì hình C và D là khó quan sát được dây thanh âm. Với một lực vừa phải tác động vào sụn nhẫn theo hướng từ dưới lên thì sụn nhẫn sẽ đẫy hai dây thanh âm lên làm cho việc quan sát dây thanh âm được dễ hơn, đây là một kỹ thuật có giá trị nhất giúp bạn trong quá trình đặt nội khí quản. Thủ thuật này được gọi là thủ thuật Silic, thủ thuật Silic giúp cải thiện hình ảnh của dây thanh âm khi nó bị ẩn đằng sau của lưỡi. Thủ thuật Silic được áp dụng khi đặt nội khí quản khó khăn. Nhưng cũng có thể được sử dụng thường xuyên khi vị trí của bệnh nhân không được tối ưu hoặc lưỡi đèn của bạn không cho một tầm nhìn tốt.

Đồng thời, khi sụn nhẫn bị đè sẽ ép lên thực quản giúp ngăn ngừa được hiện tượng trào ngược trên những bệnh nhân có dạ dày đầy hay những bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản trong lúc khởi mê mà chúng ta thường gọi là_hội chứng Mendelson.

THỦ THUẬT SILIC
THỦ THUẬT ĐÈ LÊN SỤN NHẪN_THỦ THUẬT SILIC

Để thực hiện thủ thuật Sellick, người phụ bạn sẽ dùng ngón tay cái của người ấy đặt một bên của sụn nhẫn và bên còn lại của sụn nhẫn sẽ dùng ngón trỏ hoặc ngón ấp út đè mạnh xuống  để đẩy dây thanh âm hướng về phía người đặt nội khí quản và theo hướng mà người đặt nội khí quản mong muốn.

THỦ THUẬT SILIC
THỦ THUẬT SELLICK

Thủ thuật Sellic tuy đơn giản nhưng lại hay làm sai. Dễ làm tổn thương sụn khí quản của bệnh nhân. 

ĐƯA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN VÀO KHÍ QUẢN.

Không có công thức chuẩn trong việc chọn ống nội khí quản ở người lớn. Thông thường với người Việt Nam, chọn ống nội khí quản có kích thước( đường kính trong) 7.0mm cho nữ; 7,5mm cho nam.

Để không làm tổn thương dây thanh âm thì việc quan sát để đưa ống nội khí quản qua nhẹ nhàng là rất quan trọng.

Tay trái đã cầm đèn thì tay phải sẽ cầm ống nội khí quản. Tư thế cầm ống giống như bạn đang cầm một cây viết. Và vị trí cầm ống là tại 2/3 đầu gần của ống.

Tay phải cầm ống nội khí quản và vị trí cầm ống nội khí quản.
Tay phải cầm ống nội khí quản và vị trí cầm ống nội khí quản.

Trước tiên, tay phải bạn cầm ống nội khí quản với mặt cong hướng xuống và đưa vào miệng từ bên phải mép miệng của người bệnh.

HƯỚNG MẶT CONG ỐNG NKQ XUỐNG DƯỚI
HƯỚNG MẶT CONG ỐNG NKQ XUỐNG DƯỚI

Động tác hướng mặt cong ống nội khí quản xuống dưới khi đưa ống vào miệng sẽ giúp ống nội khí quản vào miệng dễ và vẫn quan sát được nắp thanh môn. Còn nếu đưa trực tiếp ống vào miệng mà mặt cong ống hướng lên sẽ làm cho bóng chèn chạm vào răng của bệnh nhân, khi đó sẽ khuất tầm nhìn đến nắp thanh môn do đó sẽ có động tác vừa đẫy vừa quan sát nắp thanh môn nguy cơ bóng chèn chạm vào răng có thể làm rách bóng chèn.

NKQ VÀO MIỆNG VỚI MẶT CONG ỐNG HƯỚNG XUỐNG
NKQ VÀO MIỆNG VỚI MẶT CONG ỐNG HƯỚNG XUỐNG

Kế đến, sau khi phần bóng chèn qua khỏi răng vào trong miệng thì dùng cổ tay phải xoay ống nội khí quản cho mặt cong của ống về hướng hạ vị trước khi đi qua dây thanh âm.

Với hướng đó, khi đưa ống nội khí quản đi qua dây thanh âm, mặt vát của ống nội khí quản sẽ tiếp xúc với dây thanh âm bên trái đồng thời các thông tin trên ống nội khí quản sẽ nằm trong tầm mắt của người đặt nội khí quản. Mặt vát của ống nội khí quản chạm dây thanh âm bên trái thì sẽ lách qua khe hai dây thanh âm dễ dàng, thiết diện của ống nội khí quản khi đi qua hai dây thanh âm là nhỏ nhất sẽ giảm tối đa nguy cơ làm trầy xước hay tổn thương dây thanh âm.

Tránh thao tác “xâm kim” trên dây thanh âm khi nó chưa mở hoàn toàn vì như vậy sẽ làm tổn thương dây thanh âm, gây kích thích làm co thắt khí quản hoặc gây ngừng tim do phản xạ. Do đó, nên đặt mặt vát ống nội khí quản đúng vị trí và luồn qua dây thanh âm nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.

Tới đây hẳn bạn sẽ biết được tại sao chúng ta phải vén lưỡi đèn qua bên trái càng nhiều càng tốt rồi. Một khoảng trống rộng bên phải sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để đưa ống nội khí quản qua dây thanh âm.

ĐƯA MẶT VÁT CỦA ỐNG NKQ QUA DÂY THANH ÂM

ĐƯA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN TỚI ĐÂU THÌ DỪNG?

Khi đưa ống nội khí quản qua hai dây thanh âm. Bạn cần chắc chắn rằng ống nội khí quản đã đi vào khí quản vì đôi khi không phải lúc nào hai dây thanh âm cũng hiện ra rõ ràng mà có thể sẽ bị che khuất bởi một số điểm mù. Sau khi chắc chắc ống nội khí quản đã vào khí quản, bạn đưa ống qua hết phần bóng chèn khoảng 2 cm thì dừng lại, nhưng khi bóng chèn đã mất dạng thì 2cm cũng khó mà ước lượng!

 

HAI VẠCH CHỈ THỊ DỪNG TRÊN ĐẦU XA ỐNG NKQ
HAI VẠCH TRÊN ĐẦU XA GỢI Ý DỪNG ỐNG NKQ KHI QUA HAI DÂY THANH ÂM

Vì thế, ở trên một số ống nội khí quản, nhà sản xuất có vẽ hai vạch đen song song cách bóng chèn 2 cm. Như vậy, khi bóng chèn đi qua dây thanh âm kế đến là vạch đen kế bóng chèn đi qua dây thanh âm thì dừng lại nghĩa là dây thanh âm sẽ kẹp giữa hai vạch đen này.

Khi đó, ở người nữ thì vị trí đánh dấu số trên thân ống tại răng thường là 20 – 21 cm; còn với nam thường là 21 – 22 cm. 

VỊ TRÍ CỐ ĐỊNH ỐNG NKQ
VỊ TRÍ CỐ ĐỊNH ỐNG NKQ. BỆNH NHÂN NAM

     Tay phải giữ ống bên phải miệng chắc chắn và tay trái từ từ lấy đèn ra khỏi miệng bệnh nhân.

TAY TRÁI GIỮ ỐNG NKQ SAU KHI ĐẶT ỐNG XONG
TAY TRÁI GIỮ ỐNG NKQ SAU KHI ĐẶT ỐNG XONG

Sau khi để bộ đèn ở vị trí phù hợp, bạn sử dụng tay trái để giữ ống nối khí quản với quyết tâm bảo vệ thành quả: ngón tay cái và ngón trỏ tay trái sẽ kẹp ống nội khí quản tại ngay mép miệng vị trí mà mình cho là ống nội khí quản đã đúng vị trí, đúng vị trí ở đây có nghĩa là khi thông khí qua ống nội khí quản thì hai phổi đều được thông khí đều. Ba ngón tay còn lại của tay trái sẽ bám vào hàm dưới của người bệnh một cách chắc chắn nhưng không bấu đầu ngón tay vào hàm sẽ gây đau cho người bệnh giai đoạn sau mổ.

TAY TRÁI GIỮ ỐNG NỘI KHÍ QUẢN
TAY TRÁI GIỮ ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

Hành động này được duy trì cho tới khi bệnh nhân đã được kết nối với máy thở và bạn đã sẳn sàng cho việc cố định ống.

CỐ ĐỊNH ỐNG NỘI KHÍ QUẢN
CỐ ĐỊNH ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

LOẠI BỎ CÂY MANDIN ( HAY CÒN GỌI LÀ STYLET)

Đôi khi chúng ta phải sử dụng cây mandrin (đọc là “Măng d_ranh” phát âm theo tiếng Pháp) để lồng vào ống nội khí quản để định hướng cho ống nội khí quản khi nghi ngờ đặt nội khi quản khó do thanh quản cao. Thì nhớ rằng, không bao giờ đẫy hết ống nội khí quản rồi mới rút cây mandrin.

Khi ống nội khí quản vừa qua dây thanh âm. Tay phải bạn giữa chặt ống, nhớ là phải giữ chặt ống để người phụ bạn rút cây mandrin ra khỏi ống nội khí quản đồng thời cùng lúc đó bạn đẫy nhanh ống nội khí quản vào khí quản. Vì nếu bạn giữ không chặt ống nội khí quản trong khi rút cây mandrin thì với lực rút đó đủ để kéo ống nội khí quản trượt ra khỏi vị trí dây thanh âm và nếu bạn lại đẫy vào sẽ dễ dàng đưa ống vào thực quản!

BƠM BÓNG CHÈN

BƠM BÓNG CHÈN
BƠM BÓNG CHÈN

Để làm căng bóng chèn. Bạn cần bơm từ từ 3 – 5ml khí vào bóng dẫn cho đến khi bóng dẫn bắt đầu căng. Không bơm quá căng cho bóng chèn vì khi bóng chèn căng quá mức sẽ tạo ra sự chèn ép lên niêm mạc lòng khí quản. Áp lực căng lớn và kéo dài sẽ gây tổn thương niêm mạch dẫn đến thiếu máu nuôi gây sẹo hẹp khí quản. Bấm vào đây để xem liên quan quan đến áp lực của bóng chèn thì có những loại ống nội khí quản nào.

Ong noi khi quanThể tích bơm bóng chèn

Nếu có áp kế đo áp lực bóng chèn thì sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì phải thăm dò áp lực bóng chèn thông qua độ căng của bóng dẫn.

Máy đo áp lực bóng chèn
MÁY ĐO ÁP LỰC BÓNG CHÈN.
Áp lực an toàn cho bóng chèn
KHOẢNG XANH LÁ LÀ ÁP LỰC AN TOÀN CHO NIÊM MẠC LỒNG KHÍ QUẢN

Bơm 3ml khí vào bóng dẫn để đánh giá độ kín của đường thở. Nếu có rò rỉ dòng khí thì áp lực đường thở sẽ giảm khí đó bạn cần bơm thêm 1 – 2ml khí vào bóng chèn để tiếp tục kiểm tra. Tránh tối đa việc bơm căng bóng chèn một lần với thể tích lớn (10ml) rồi thôi thì rất nguy hiểm.

KẾT NỐI VỚI HỆ THỐNG GIÚP THỞ

Kết nối đầu xa của ống nội khí quản với dây máy thở để cung cấp dưỡng khí cho người bệnh đồng thời kiểm tra thông khí phế nang đều hai phổi trước khi cố định ống thật chắc chắn.

KIỂM TRA VỊ TRÍ CỦA ỔNG NỘI KHÍ QUẢN

Để chắc chắc rằng ống nội khí quản đã nằm đúng vị trí trong khí quản thì sau khi đặt ống xong phải dùng ống nghe tim phổi để nghe phổi kiểm tra. Đánh giá sự thông khí đều hai bên phổi. Vị trí thường nghe thường là ở ba vị trí: hai đỉnh phổi và dạ dày. Không bao giờ tin rằng ống nội khí quản đã vào khí quản mà chưa nghe phổi kiểm tra.

Cabnography là tiêu chí vàng trong việc xác định chắc chắc ống nội khí quản đã vào đúng khí quản. Phương pháp nhanh và chính xác nhất. Capnograph sẽ phát hiện và đo nồng độ khí CO2 trong khí thở ra. Ở phổi mới có khí CO2, còn dạ dày thì chắc chắc là không!

Vị trí đầu xa của ống nội khí quản là bóng chèn sẽ ở bên dưới dây thanh âm và trên góc Carina. Chắc chắn rằng nó không che lấp bên nào của nhánh phế quản.

Khi bệnh nhân gập hoặc ngữa cổ, ống nội khí quản sẽ lên hoặc xuống 2cm.

Vị trí lý tưởng là đầu xa cách Carina 5 cm khi đầu cổ ở vị trí trùng tính. Ở vị trí này, ống sexcos thể dịch lên và xuống 2cm mà vẫn đảm bảo ống không tuột ra khỏi day thanh âm và vào nhánh phế quản phải.

Để xác định chính xác vị trí đầu xa của ống nội khí quản thì khó nhận biết được cách carina 5m bằng cách thông thường! Chỉ một cách duy nhất là chụp X-Quang ngực.

XÁC ĐỊNH ĐẦU XA ỐNG NKQ QUA X-QUANG NGỰC.
XÁC ĐỊNH ĐẦU XA ỐNG NKQ QUA X-QUANG NGỰC.

CỐ ĐỊNH ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

Thông thường ống nội khí quản được giữ cố định bên phải miệng. Tuy nhiên, trong một số phẫu thuật ống nội khí quản được cố định bên trái để thuận tiện cho phẫu thuật trường hợp này cần hội ý với phẫu thuật viên.

Cố định chắc chắc bằng những dụng cụ an toàn tránh gây tổn thương cho người bệnh và dễ dàng trong việc kiểm soát đường thở của người gây mê hồi sức.

Cố định ống nội khí quản bên phải miệng.
Cố định ống nội khí quản bên phải miệng.
Cố định ống nội khí quản với băng keo dính.
Cố định ống nội khí quản với băng keo dính.
Cố định ống nội khí quản với băng keo dính.
Cố định ống nội khí quản với băng keo dính.
GIÚP THỞ CHO BỆNH NHÂN SAU KHI ĐẶT NKQCố định ống nội khí quản với băng keo dính.

CÁI GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT?

Trong suốt quá trình đặt nội khí quản luôn nhớ rằng bệnh nhân đang ngưng thở hoàn toàn. Do đó, khi thực hiện đặt ống nội khí quản mà không thành công trong vòng 30 – 60 giây thì nên cầm mask tiếp tục thông khí cho người bệnh. Khi cần thiết, nên thay đổi kỹ thuật, chỉnh lại tư thế đầu bệnh nhân, đổi lưỡi đèn khác cho phù hợp. Máy hút sẳn sàng khi cần. Đừng ngần ngại sự giúp đỡ.

Thông khí qua úp Mask
Tiếp tục cầm mask hỗ trợ thông khí nếu chưa đặt được NKQ

Như vậy, thông khí quan trọng hơn đặt nội khí quản.

Đặt nội khí quản là một kỹ thuật đòi hỏi phải thực hành nhiều để thành thạo. Nhiều công việc nối tiếp nhau liên tục cần được phối hợp nhuần nhuyễn. Và nếu bạn kết hợp được các bước với nhau một cách trơn tru để đưa thanh quản vào tầm nhìn, thực hiện nhẹ nhàng và có mục đích thì bạn sẽ sớm thực hiện được nó một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Khi đã có kỹ năng tốt từ việc đặt ống nội khí quản tại phòng mổ; nơi mà bệnh nhân đã được gây mê toàn thân, sử dụng thuốc giãn cơ, mất hết các phản xạ thì việc đặt nội khí quản diễn ra đơn giản.

Nhưng với bệnh nhân suy hô hấp cần đặt ống nội khí quản bên ngoài phòng mổ thì sự việc khác đi nhiều và tất nhiên một số kỹ thuật đặt ống nội khí quản ở trên không thể áp dụng được trong những tình huống này vì sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và bệnh nhân.

Đặt Nội khí quản thì phải thở máy vì nếu để bệnh nhân tự thở qua ống nội khí quản sẽ làm tăng công hô hấp sẽ dẫn đến ngưng thở.

Các biến chứng của đặt nội khí quản

  • Đặt nội khí quản thất bại
  • Đặt vào thực quản.
  • Tắc nghẽn ống (có thể do gập ống  hoặc bị tắc do dịch tiết).
  • Tụt ống.
  • Đặt sâu vào một bên phổi(phổi phải).
  • Rách bóng chèn.
  • Tổn thương khí quản, nặng nhất là vỡ khí quản.
  • Viêm loét và hoại tử niêm mạc do đặt nội khí quản kéo dài.

TÓM TẮT CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN:

  1. Nâng bàn mổ để đầu bệnh nhân ngang bụng trên của người đặt nội khí quản.
  2. Đầu bệnh nhân ngữa và đặt trên một cái gối cao 5cm.
  3. Tay trái cầm đèn, cầm phần cán đèn. Tay phải banh răng mở miệng.
  4. Đưa lưỡi đèn vào miệng từ bên phải, gạt lưỡi sang trái khi thấy nắp thanh môn.
  5. Dùng cánh tay nhấc(lift) hàm dưới lên về phía hạ vị của bệnh nhân. Không hoạt giảm tối đa tựa lưỡi đèn vào răng cửa.
  6. Đưa ống nội khí quản vào miệng đảm bảo khi đó nhìn thấy được dòng thông tin trên ống.
  7. Đưa đầu xa cùng bóng chèn qua khỏi dây thanh âm khoảng 2cm thì dừng lại. Nếu ống có hai vạch đen thì vạch đen thứ nhất qua dây thanh âm thì dừng lại.
  8. Lấy lưỡi đèn ra khỏi miệng, tay trái cầm ống chắc chắn.
  9. Bơm bóng chèn 3 – 5ml khí.
  10. Gắng dây máy thở cung cấp oxy.
  11. Kiểm tra thông khí phế nang.
  12. Cố định ống chắc chắn theo hướng phù hợp hoặc theo phẫu thuật viên nếu vùng mổ gần khí quản.

MINHHUNG. NGUYEN

www.minhhungnguyen.com

 

 

 

 

 

 

 

 

error: Content is protected !!