KỸ THUẬT LÂM SÀNG GÂY MÊ HỒI SỨC CHO NGƯỜI MỚI.

  • ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG? Tính mạng con người là quan trọng nhất. Bạn không cần phải nhớ đủ 12 điều y đức. Theo ngành y, bạn nhớ ngắn gọn câu này: y đức là “chuyên môn giỏi + lòng thương người” là đủ.
  • NGƯỜI GÂY MÊ CẦN BIẾT “2 CÒN VÀ 3 MẤT”: Những ai đã, đang và sẽ là người làm gây mê hồi sức thì luôn biết rằng công cụ mình dùng để vô hiệu hóa người bệnh( tức làm làm cho người bệnh mất sức phản kháng hoàn toàn) là thuốc. Thuốc gây mê có thể nói là thuốc độc do đó dùng mà không thông suốt thì sẽ gây hại cho người bệnh trực tiếp, và khi đã nhầm lẫn thì sẽ rất khó để sửa sai! 2 còn và 3 mất là câu nói truyền tai nhau để ai ai đi vào công việc này cũng đều hiểu rằng trạng thái mà người bệnh sau khi dùng thuốc gây mê sẽ phải có và mình phải duy trì nó như thế nào để khi thoát mê trạng thái sinh lý ban đầu ( người có ASA I, II) phải được trả lại đúng như vậy.

** 2 còn là còn tim; còn bài tiết. Ý nói tuần hoàn tim phải đảm bảo. Huyết động đảm bảo tưới máu cơ quan đầy đủ. Các cơ quan chuyển hóa hoạt động bình thường cụ thể là chức năng thận, gan. Theo dõi lượng nước tiểu trong suốt cuộc phẫu thuật cũng đánh giá tuần hoàn tim tương đối đầy đủ.Chức năng bài tiết còn thì thuốc gây mê mới được đào thải khỏi cơ thể người bệnh được, mới thoát mê được.

** 3 mất là: mất cảm giác, mất vận động, mất ý thức. Có thể nói người bệnh đến các cơ sở y tế phần lớn là do đau. Người Việt mình thường chịu đau hết nổi mới đi! Mà trước khi đi thường đã trãi qua một giai đoạn gọi là tự điều trị tại nhà rồi! Tự mua thuốc uống, nghe người quen nói uống toa này hay thế là để tiện và không mất thời gian đi khám chờ đợi thì mua thuốc theo toa thuốc của người quen mà uống, bên cạnh đó còn dùng thêm những bài thuốc “dân gian”,… vì lẽ đó mà là người gây mê thì cần biết để khai thác kỹ. Mình là người gây mê hay nói khác đi mình chính là người xoa dịu nỗi đau của người bệnh ở khía cạnh người bệnh đi mổ. Hiểu được tâm trạng của người bệnh cũng là kỹ năng mà người gây mê cũng cần trao dồi mỗi ngày. Ai ai cũng sợ đau, ngay cả mình cũng vậy. Những hành động thường xuyên của người gây mê hồi sức như lập đường truyền tĩnh mạch( chích vein) là đau và đặt ống nội khí quản là đau và là đau nhất – đau hơn cả thao tác  rạch da của Phẫu thuật viên. Khí quản là một trong những nơi có phản xạ mạnh nhất của cơ thể. Đặt nội khí quản khi người bệnh chưa đủ độ mê là điều khủng khiếp. Khi họ còn kích thích nhẹ thì chảy nước mắt, nặng thì gồng cứng, loạn nhịp tim, có thể gây ngưng tim dp phản xạ dây thần kinh số X. Để làm tốt thì người gây mê phải tôn trọng hai điều khi dùng thuốc: một là tôn trọng liều cho phép, hai là tôn trọng thời gian tác dụng của thuốc. Và một điều mà người gây mê trong thực hành là phải biết sợ. Khi theo dõi người bệnh ưu tiên hàng đầu là xử trí nguyên nhân trước tiên rồi mới đến xử trí triệu chứng. Sử dụng thuốc để vô hiệu hóa người bệnh phục vụ cho thủ thuật. Phẫu thuật  không thể chục người đè một người mà rạch da! Ai vào phòng mổ cũng sợ cũng muốn được ngủ và nếu đã chọn phương pháp vô cảm là ngủ ( gây mê) thì cần đảm bảo để họ ngủ xuyên suốt cuộc mổ. Đang mổ mà thức tỉnh gọi là thức tỉnh trong gây mê đây là vấn đề lớn ở các nước phát triển. Như ở Mỹ, lỗi để người bệnh thức tỉnh trong gây mê thì khoản tiền đền bù cho họ là rất lớn. Nước mình cũng có luật nhưng thực thi thì còn hạn chế do nhiều yếu tố. Thuốc gây mê dùng trên lâm sàng vẫn là áp dụng cho kỹ thuật gây mê cân bằng. Thuốc ngủ( thuốc mê tĩnh mạch): chỉ có tác dụng gây ngủ, không có tác dụng giãn cơ, không có tác dụng giảm đau( trừ Ketamin). Thuốc giãn cơ: chỉ có tác dụng giãn cơ, không có tác dụng giảm đau, không có tác dụng gây ngủ. Thuốc giảm đau: giúp giảm đau, an thần nhẹ, không có tác dụng giãn cơ. Hiểu được những tính chất cơ bản này sẽ giúp mình dùng thuốc hiệu quả trong lúc gây mê và hồi sức. Như vậy tổng hợp ba loại thuốc: thuốc mê tĩnh mạch + thuốc giảm đau + thuốc giãn cơ thì người bệnh sẽ được gây mê cân bằng.

Giả sử bệnh nhân dẫn mê đặt nội khí quản với ba thuốc ( Mê tĩnh mạch Diprivan + Giảm đau trung ương Fentanyl + Thuốc giãn cơ Rocuronium) thì thuốc ngủ thay thế cho thuốc mê Diprivan sau khi đặt ống nội khí quản là thuốc mê bóc hơi Sevofluran. Lúc này “gói” gây mê cân bằng mới: Sevofluran + Fentanyl(±) + Rocuronium(±). Tuy nhiên hoặc do bình bóc hơi hết thuốc mê( quên châm) hoặc quên mở bình thuốc Sevofluran. Rõ ràng không có thuốc để làm người bệnh ngủ. Xem như sau một khoảng thời gian ngắn, khi Diprivan hết tác dụng( lượng thuốc lúc dẫn mê) bệnh nhân SẼ thức và nằm đó “nhờ” thuốc giãn cơ( nhờ máy thở nên họ không thiếu oxy). Những gì diễn ra trong phòng mổ họ biết hết! Những gì ekip phẫu thuật nói họ nghe hết! Bạn nghĩ xem họ có sợ không? Như vậy, giúp người bệnh không đau, không cử động, không biết chuyện gì xảy ra trong giai đoạn phẫu thuật là trách nhiệm tuyệt đối của người làm gây mê và phải đảm bảo để họ còn duy trì trạng thái sinh lý duy trì sự sống là còn tim còn bài tiết đó là hồi sức. Nhưng liên quan đến dùng thuốc mê hô hấp để duy trì trong suốt cuộc mổ thì bạn cần hiểu rõ về MAC ( Minimum Alveolar Concentration) của thuốc mê hô hấp mình dùng – xem video hướng dẫn tại ĐÂY.

Nhưng vậy một công việc nhưng hai công chuyện phải làm là gây mê và hồi sức. Hãy học thật tốt nắm vững các kỹ năng để làm cho thành thạo không gây tai biết cho người bệnh vì công việc gây mê và hồi sức là công việc lâm sàng, trực tiếp thao tác trên cơ thể người bệnh. Tinh thần của một người thực hành giỏi là câu nói của người xưa “học tập để tham vấn chứ đừng tham vấn rồi mới học tập”, người bệnh chứ không phải mô hình. Học từ cái nhỏ nhất. Nhiều cái nhỏ lâu dần rồi sẽ đủ lượng từ đó phát triển kỹ năng tốt. Luôn học hỏi những người đi trước, kinh nghiệm của người đi trước luôn quí giá để cho mình tham vấn và học hỏi.

A. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN TRƯỚC KHI GÂY MÊ, TÊ

B. ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH

C. ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN. 

1. CẤU TẠO ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

2. MASK VÀ KỸ THUẬT CẦM MASK

3. ĐÈN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN. VIDEO HƯỚNG DẪN

3. ỐNG NỘI KHÍ QUẢN VÀ KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NKQ( ĐƯỜNG MŨI. ĐƯỜNG MIỆNG). VIDEO HƯỚNG DẪN

4. CUFF VÀ ÁP LỰC BÓNG CHÈN( BALLONNET) ( XEM VIDEO)

5. CỐ ĐỊNH ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

6. ỐNG NỘI PHẾ QUẢN (SONDE CARLEN)

D. VÔI VÀ THAY VÔI TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC.

E. TEST MÁY GÂY MÊ

F. CÀI ĐẶT MONITOR THEO DÕI SINH HIỆU BỆNH TRONG MỔ

G. ĐỘNG MẠCH XÂM LẤN. ( XEM VIDEO HƯỚNG DẪN)

H. BƠM TIÊM ĐIỆN

1. SỬ DỤNG CƠ BẢN

2. TIP NHỎ KHI SỬ DỤNG NHIỀU BƠM ĐIỆN CÙNG LÚC

I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THEO DÕI BỆNH TRONG LÚC PHẪU THUẬT

II. NHỮNG TÌNH HUỐNG DỠ KHÓC TRONG GÂY MÊ!:

error: Content is protected !!